Người đàn ông 43 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện mỡ máu cao 40 lần, người Việt cần làm điều này để phòng bệnh
Điều đặc biệt ở bệnh nhân này là dù chỉ số máu cao gấp 40 lần, nhưng bệnh nhân hoàn toàn bình thường, không có biểu hiện gì. Vì vậy, để theo dõi và đánh giá các chỉ số sức khỏe, người dân cần thực hiện xét nghiệm máu định kỳ...
Mỡ máu cao gấp 40 lần nhưng không có biểu hiện
Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, vừa qua các bác sĩ Phòng khám Đa khoa Hùng Vương - Kim Xuyên đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 43 tuổi, đến khám bệnh trong tình trạng sức khỏe bình thường. Tuy nhiên, qua kết quả xét nghiệm máu, các bác sĩ đã phát hiện các chỉ số mỡ máu cao hơn gần 40 lần so với người bình thường. Điều đặc biệt là dù các chỉ số tăng cao như vậy nhưng bệnh nhân hoàn toàn bình thường, không có biểu hiện gì...
Được biết, xét nghiệm máu là một trong những phương pháp quan trọng giúp phát hiện sớm các bệnh lý chuyển hóa, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến mỡ máu. Một trong những dấu hiệu thường gặp trong bệnh lý chuyển hóa là sự gia tăng các chỉ số mỡ máu, gây ra nhiều nguy cơ cho sức khỏe.
Khi mỡ máu tăng cao, các bác sĩ sẽ xem xét đến các yếu tố nguy cơ như thừa cân, béo phì, chế độ ăn uống không hợp lý, ít vận động hoặc có tiền sử gia đình mắc các bệnh tim mạch và tiểu đường...
Chỉ số mỡ máu của bệnh nhân cao hơn gần 40 lần so với người bình thường. Ảnh: BVCC
Mỡ máu cao nguy hiểm thế nào?
Theo các bác sĩ, mỡ máu cao có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
Bệnh tim mạch: Mỡ máu cao gây tích tụ mảng bám trong động mạch, làm hẹp mạch máu, dẫn đến các bệnh lý như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Tiểu đường type 2: Mỡ máu cao có thể làm giảm khả năng sử dụng insulin của cơ thể, tăng nguy cơ mắc tiểu đường.
Gan nhiễm mỡ: Tình trạng mỡ trong máu cao có thể gây ra tình trạng tích tụ mỡ trong gan, dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Ảnh minh họa
Người bị mỡ máu cao cần làm gì để phòng bệnh?
Sau khi nhận kết quả xét nghiệm máu, các bác sĩ đã đưa ra những lời khuyên và phương pháp điều trị cho bệnh nhân, bao gồm:
Thay đổi chế độ ăn uống: Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, cholesterol cao, tăng cường ăn rau củ, trái cây và thực phẩm giàu chất xơ.
Tập luyện thể dục đều đặn: Vận động cơ thể mỗi ngày giúp cải thiện chỉ số mỡ máu và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Sử dụng thuốc: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc giảm mỡ máu, giúp kiểm soát mức cholesterol và triglyceride trong cơ thể.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Để theo dõi và đánh giá sự thay đổi của các chỉ số sức khỏe, bệnh nhân cần thực hiện xét nghiệm máu định kỳ.
Nhóm tình nguyện viên 20-65 tuổi, có thân hình từ hơi thừa cân đến béo phì, đã giảm mỡ đáng kể chỉ sau 12 tuần mà không cần giảm cân.
Nguồn: [Link nguồn]