Người đàn ông 35 tuổi phải cắt bỏ chân do chủ quan với dấu hiệu này khi tập gym

Phát hiện chân trái sưng và đau nhưng vì nghĩ là triệu chứng sau khi tập thể hình với anh độ cao nên chủ quan không đi khám. Tuy nhiên, đến lúc tê bì mất cảm giác thì đã quá muộn.

Anh Nam (35 tuổi, sống tại Hà Nội) luôn nghĩ mình có sức khoẻ tốt, cơ bắp đẹp. Sau nhiều lần tập luyện cường độ cao, chân trái của anh Nam bị mỏi và xuất hiện tình trạng chuột rút. Anh Nam nghĩ triệu chứng đó sẽ nhanh hết sau khi nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, sau đó, chân trái của anh Nam sưng đau. Anh vẫn chưa đi khám, tiếp tục nghe ngóng cơ thể, nghĩ rằng sẽ sớm khỏi.

Tuy nhiên, tình trạng sưng đau không những không thuyên giảm mà còn nặng dần lên. Chỉ sau 2 ngày, chân của anh Nam dần chuyển sang màu tím, cơn đau ngày càng dữ dội và sau đó chuyển tê bì, mất cảm giác.

Bác sĩ đang khám chân cho bệnh nhân. Ảnh: ĐSPL

Bác sĩ đang khám chân cho bệnh nhân. Ảnh: ĐSPL

Anh Nam được người nhà đưa tới viện cấp cứu và được chẩn đoán bị huyết khối tĩnh mạch    sâu chân bên trái. Do thời điểm tới bệnh viện quá muộn, chân trái của anh Nam đã bị hoại tử, phải cắt bỏ.

Theo ĐSPL, điều trị cho bệnh nhân Nam là ThS.BS Đoàn Dư Mạnh, thành viên Hội bệnh mạch máu Việt Nam. Bác sĩ Mạnh nói rất tiếc cho Nam, do tới viện muộn mà phải đoạn chi. Sau một năm điều trị, Nam lại tiếp tục phải vào viện cấp cứu do xuất hiện triệu chứng đau ngực.

Kết quả khám và chụp phim cho thấy Nam có huyết khối (cục máu đông) xuất hiện ở tĩnh mạch chân phải. Nguy hiểm hơn là huyết khối còn có ở tâm thất và động mạch phổi hai bên. Tình trạng này có thể dẫn đến nhồi máu phổi và tắc động mạch phổi.

Bác sĩ Mạnh cho hay bệnh nhân Nam gặp phải trình trạng huyết khối nặng. Sau khi xuất viện, bệnh nhân vẫn phải theo dõi vì nguy cơ luôn tiềm tàng. Tim của bệnh nhân có huyết khối cũng giống như một "quả bom hẹn giờ". Huyết khối nếu gây tắc hoàn toàn động mạch phổi có thể dẫn đến tử vong. Bệnh nhân cũng cần dùng thuốc chống đông máu suốt đời.

Người tập luyện thể theo cần cảnh giác với dấu hiệu này

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo bác sĩ Mạnh, có nhiều nguyên nhân dẫn tới huyết khối, trong đó đáng chú ý là tập luyện quá sức. Tập thể hình, chơi thể thao quá mức khiến các cơ, đặc biệt cơ chân phát triển mạnh và vô tình chèn ép tĩnh mạch sâu, cản trở máu từ chân đến tim, gây tổn thương và dần dần hình thành huyết khối.

"Huyết khối hình thành nếu không được điều trị kịp thời, huyết khối lan dần lên trên sẽ rất nguy hiểm. Đáng nói vấn đề này thường ít được người chơi thể thao để ý đến, mà phần lớn chỉ quan tâm vấn đề liên quan đến cơ xương khớp", bác sĩ Mạnh nói.

Theo chuyên gia, khi vận động thể thao cường độ mạnh, xuất hiện các triệu chứng bất thường cần đi khám sớm để loại trừ nguy cơ hình thành huyết khối.

Huyết khối (cục máu đông) nguy hiểm như thế nào?

Thực ra, huyết khối chính là cục máu đông dạng gel hình thành ở mạch máu. Cơ chế hình thành huyết khối diễn ra như sau:

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Khi bị thương, huyết khối hình thành để tập trung máu đến các mạch máu bị vỡ, giúp quá trình chảy máu ngưng lại. Lúc này, tiểu cầu sẽ nhanh chóng có mặt ở vùng tổn thương để tạo ra nút chặn.

Các yếu tố đông máu gây ra phản ứng dây chuyền, làm hình thành các sợi fibrin để tiểu cầu liên kết với nhau. Tiểu cầu phóng thích ra chất hóa học để thu hút các tiểu cầu khác hình thành huyết khối bền hơn và ngăn không cho quá trình chảy máu diễn ra nữa.

Khi huyết khối đủ lớn, các protein sẽ xác định thời điểm dừng lại của quá trình hình thành máu đông. Đến lúc vết thương được chữa lành thì các sợi sẽ tự hòa tan còn tiểu cầu sẽ quay về trạng thái bình thường.

Về cơ bản, quá trình hình thành huyết khối tương đối có lợi cho cơ thể vì nó giúp cơ thể không bị mất quá nhiều máu khi bị thương. Tuy nhiên, nếu xuất hiện ở một số vị trí đặc biệt và không có khả năng hòa tan, huyết khối có thể cản trở quá trình lưu thông máu, kết quả là sự xuất hiện của hàng loạt vấn đề nguy hiểm như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim, thuyên tắc phổi,...

Nguồn: [Link nguồn]

Tập gym để vạm vỡ nhưng... teo tinh hoàn

Một thanh niên tiêm testosterone trong quá trình tập gym thời gian dài, dù vạm vỡ nhưng thể tích tinh hoàn teo chỉ còn khoảng 8 ml, trong khi nam giới trung bình phải 12-25 ml.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN