Người đàn ông 32 tuổi không béo nhưng mắc gan nhiễm mỡ, 4 cách giúp đẩy lùi căn bệnh này
Quan niệm chỉ những người béo phì mới bị gan nhiễm mỡ là hoàn toàn sai lầm.
Anh Dương 32 tuổi hiện đang sống tại Trung Quốc, trong một lần kiểm tra sức khỏe đã phát hiện mình mắc gan nhiễm mỡ dù thân hình hoàn toàn đạt tiêu chuẩn, không quá béo. Bác sĩ thăm khám cho anh Dương cho biết, qua hình ảnh kiểm tra sức khỏe, ông phát hiện thấy một lớp màu trắng trên gan, biểu hiện của tình trạng rối loạn mỡ. Được biết, mỗi ngày anh Dương đều uống một cốc nước ngọt và điều này đã dẫn đến gan nhiễm mỡ lúc nào không hay. Các bác sĩ cho biết, việc hình thành gan nhiễm mỡ liên quan đến việc cơ thể hấp thụ quá nhiều đường, tinh bột, rượu bia… nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến xơ hóa gan, thậm chí là ung thư gan.
Những yếu tố nguy cơ chính gây gan nhiễm mỡ
Sự hình thành gan nhiễm mỡ có liên quan mật thiết đến việc hấp thụ đường, tinh bột, rượu và quá nhiều calo, đặc biệt là uống nước ép trái cây hoặc đồ uống có đường. Những loại đồ uống này chứa rất nhiều đường fructose, chỉ có gan mới có thể chuyển hóa đường fructose thành chất béo và axit uric, nếu một lượng lớn đường fructose không được chuyển hóa hết mà tích tụ trong gan sẽ trở thành gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, lượng calo nạp vào cơ thể quá cao lâu ngày sẽ gây ra gan nhiễm mỡ.
Nhiều người có quan niệm rằng, chỉ những người béo phì mới bị gan nhiễm mỡ, nhưng điều này thực sự sai. Nếu ăn nhiều đường, lười vận động, ngay cả những người có cân nặng bình thường cũng có thể bị gan nhiễm mỡ.
4 cách đẩy lùi gan nhiễm mỡ
1. Hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm giàu tinh bột
Những thực phẩm giàu tinh bột là những thực phẩm chứa nhiều đường khiến chức năng gan bị suy giảm, lượng carbohydrate dư thừa không được chuyển hóa tạo gánh nặng cho gan. Vậy nên, hãy thay thế những thực phẩm giàu tinh bột bằng gạo lứt, bánh mì nguyên cám, tăng cường ăn rau xanh và hoa quả chứa nhiều vitamin.
2. Bổ sung chất béo tốt
Người mắc gan nhiễm mỡ không có nghĩa là phải hạn chế thực phẩm có chất béo mà cần bổ sung chất béo tốt giàu omega 3 như cá thu, các loại hạt, quả bơ, các loại rau lá xanh… Các chất béo tốt này giúp khắc phục tình trạng kháng insulin của cơ thể, từ đó hạn chế glucose tích thụ trong máu và gan.
3. Không ăn quá nhiều thịt đỏ
Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu chứa nhiều protein, ăn quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho gan. Gan khó chuyển hóa được gây tăng lượng mỡ tồn đọng trong cơ thể khiến chúng tích tụ trong gan, dẫn đến gan nhiễm mỡ.
4. Tập thể dục thường xuyên
Mỗi người nên duy trì thói quen tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, giảm mỡ trong cơ thể. Việc tập thể dục lâu ngày còn có thể nâng cao sức đề kháng và tăng chuyển hóa của tế bào gan.
Nguồn: [Link nguồn]
Uống một cốc cà phê vào buổi sáng có thể có lợi cho sức khỏe và đặc biệt là bảo vệ khỏi bị bệnh gan.