Người dân dùng nước khoáng để nấu ăn có độc hại gì không?

Trước lo ngại này, nguồn nước nhiễm dầu thải ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân, rất nhiều người đã chọn cách mua nước khoáng, nước tinh khiết đóng chai, đóng bình về sử dụng.

Người dân chỉ nên dùng nước khoáng để uống, còn nước tinh khiết có thể dùng để nấu ăn trong tình thế cấp bách.

Người dân chỉ nên dùng nước khoáng để uống, còn nước tinh khiết có thể dùng để nấu ăn trong tình thế cấp bách.

Lo ngại việc nước sạch sông Đà có mùi khét trong những ngày qua có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, rất nhiều người dân ở Hà Nội đã chọn cách mua nước khoáng, nước tinh khiết đóng chai, đóng bình để uống và đun nấu. Tuy nhiên, nhiều người cũng băn khoăn, liệu dùng nước khoáng để nấu ăn có gây hại gì cho sức khỏe không?

Trao đổi với PV về vấn đề này, PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội), cho biết, việc sử dụng nước tinh khiết vào sinh hoạt, đun nấu ăn không có vấn đề gì. Vì nước tinh khiết có thể dùng và uống trực tiếp. Tuy vậy, đây chỉ là giải pháp tình thế, sử dụng trong thời gian ngắn chứ không nên dùng lâu dài.

“Nếu dùng lâu dài thì cơ thể sẽ thiếu một số khoáng chất có trong nước tự nhiên”, PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh cảnh báo.

Chuyên gia lý giải, về nguyên lý, nước tinh khiết đã được lọc giống như nước cất. Trong khi cơ thể cần 50% muối khoáng và các vi chất từ nước, như vậy nếu dùng nước tinh khiết trong một thời gian dài sẽ làm cơ thể bị thiếu các vi chất..

Tuy nhiên, cũng theo ông Thịnh, hiện tại một số đơn vị sản xuất nước tinh khiết mới chỉ sử dụng thiết bị tiệt trùng như tia cực tím để lọc vi khuẩn chứ chưa hoàn toàn tách khoáng. Do vậy, đó không được gọi là nước tinh khiết hoàn toàn mà chỉ là nước tiệt trùng.

Ông Thịnh khẳng định, nước tinh khiết thì có thể dùng để nấu ăn trong một thời gian ngắn, nhưng với nước khoáng đóng chai hoặc đóng bình thì không nên sử dụng để nấu ăn.

Bên cạnh đó, để đảm bảo sức khỏe cho người dân, chuyên gia khuyến cáo, người dân ở các quận đang sử dụng nguồn nước do Nhà máy Nước sạch sông Đà cấp thì tạm thời tìm nguồn nước khác thay thế để ăn, uống cho đến khi Cơ quan chức năng khẳng định nguồn nước đã đảm bảo an toàn.

Khi cơ quan chức năng thông báo nước đã an toàn thì người dân phải súc rửa các bể chứa nước trước khi có nguồn nước sạch đảm bảo an toàn.

Các thiết bị lọc nước ở hộ gia đình có sử dụng than hoạt tính cũng giúp xử lý nước nhiễm styren. …

Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội), styren là một hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, gần như không tan trong nước, có công thức hóa học là C8H8 và là một Hidrocacbon thơm không no. Với chỉ một hàm lượng nhỏ khoảng 0,07μg/lít thì mùi styren đã dễ dàng nhận thấy trong nước.

Nó tồn tại trong môi trường sống xung quanh như có trong nước, không khí, đất, trong khói thuốc lá, khí thải ô tô xe máy, trong thực phẩm…

Styren được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp vật liệu làm polyme và sản xuất keo dính.Nó được sử dụng để làm polystyrene, từ đó sản xuất nhựa, túi xốp, bao bì, nhựa vật liệu xây dựng như tấm cách nhiệt, ống nhựa, lớp lót tủ lạnh… Ngoài ra, styren cũng dùng trong sản xuất lốp xe, ống, sơn… Một số sản phẩm tiêu dùng như giày, đồ chơi, hộp xốp đựng thức ăn, hộp mực máy tin… cũng có styrene hoặc polystyrene.

Nếu phơi nhiễm cấp tính ở nồng độ cao có thể gây kích ứng mắt, mũi, cổ họng. đau đầu, suy nhược, chóng mặt, lú lẫn, buồn ngủ, mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, viêm da, hen suyễn… Tiếp xúc lâu dài có thể gây ra bệnh não, tổn thương gan, ảnh hưởng đến chức năng thận, hệ thần kinh trung ương, thính giác và thị giác kém…

Phơi nhiễm mãn tính với styren gây ung thư phổi ở chuột nhắt và ung thư vú ở chuột. Một số nghiên cứu dịch tễ học cho thấy công nhân sản xuất styren có tỷ lệ mới mắc và tỷ lệ tử vong do ung thư bạnh cầu cao hơn nhóm chứng. Bên cạnh đó có một số bằng chứng gợi ý về phơi nhiễm với styren và ung thư tuyến tuỵ, ung thư thực quản.

Tiến sĩ sức khỏe môi trường: Con đường phơi nhiễm styren và cách đào thải ra ngoài cơ thể

Ngay sau khi kết quả xét nghiệm xác định, mùi khét có trong nguồn nước tại các nhà dân ở khu vực cấp nước của nhà máy...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Nước sông Đà có mùi lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN