Người có nhịp tim nhanh hay chậm, ai sống lâu hơn?

Sự kiện: Bệnh tim mạch

Có người nhịp tim nhanh, có người nhịp tim chậm. Nhịp tim của người khỏe mạnh sẽ được duy trì ở mức 60 đến 100 nhịp/phút.

Nhịp tim liên quan mật thiết đến tuổi thọ

Muốn kéo dài tuổi thọ thì bạn nên duy trì thói quen sinh hoạt tốt trong cuộc sống. Nếu có thể cải thiện chức năng các cơ quan thì mọi chỉ số vẫn ở mức bình thường, thể chất và tinh thần sẽ tự nhiên thoải mái. Tuy nhiên, đặc điểm bệnh của một số người chính là sự thay đổi của nhịp tim, cho dù nhịp tim quá nhanh hay quá chậm, đều có những nguy hiểm tiềm ẩn nhất định. 

Bạn cần phải biết phạm vi bình thường của nhịp tim là bao nhiêu để cố gắng điều chỉnh cho tốt. Nếu nhịp tim tiếp tục bất thường, một số bệnh tim nghiêm trọng sẽ âm thầm phát triển, tuổi thọ sau này sẽ bị rút ngắn.

Người có nhịp tim nhanh hay chậm, ai sống lâu hơn? - 1

Tác động của nhịp tim đến sức khoẻ

Tốc độ của nhịp tim có liên quan đến tuổi thọ, cho dù nó quá nhanh hay quá chậm đều có tác động tiêu cực. Nhịp tim của người khỏe mạnh sẽ được duy trì ở mức 60 đến 100 nhịp/phút, có người nhịp tim nhanh, có người nhịp tim chậm. Thông qua sự thay đổi của nhịp tim mà ta có thể nắm được loại bệnh tật, từ đó có thể kiểm soát nó qua điều trị theo dõi...

Theo thời gian, tim sẽ bị quá tải, chức năng của bộ máy quan trọng này không thể duy trì bình thường. Đồng thời sự tuần hoàn ở các bộ phận khác cũng không thể duy trì sau khi thiếu năng lượng, không chỉ nhịp tim thay đổi mà còn kèm theo tức ngực, thở kém và cơn đau thắt ngực.

Người có nhịp tim nhanh hay chậm, ai sống lâu hơn? - 2

Mối quan hệ giữa chênh lệch nhịp tim và sức khoẻ

Nhịp tim của các nhóm người là khác nhau. Có người giữ nhịp tim ở mức 60 nhịp/phút, có người giữ ở mức 80 nhịp/phút, cần tìm hiểu thêm về mối quan hệ giữa chênh lệch nhịp tim và tình trạng sức khỏe.

Việc duy trì 60 đến 100 nhịp mỗi phút là bình thường, vì vậy không có nhiều khác biệt giữa nhịp tim 60 và 80. Không có bằng chứng chắc chắn để khẳng định ai sống lâu hơn. Chỉ cần có thể khống chế nhịp tim trong phạm vi bình thường thì không cần lo lắng, chú ý nhịp tim bất thường.

Tất nhiên, tuổi thọ của một người dài hay ngắn còn phụ thuộc vào nhiều khía cạnh khác. Ảnh hưởng của các loại thói quen trong cuộc sống sẽ làm thay đổi tuổi thọ của mỗi người. Nếu chỉ đơn thuần duy trì nhịp tim bình thường, nhưng lại không thích thể thao, luôn có những cảm xúc tiêu cực, hút thuốc và uống rượu, ăn uống không đúng cách, làm việc không điều độ và ít nghỉ ngơi cũng sẽ gây hại cho cơ thể, cuối cùng là rút ngắn tuổi thọ của con người.

Do đó, khi đạt được mục tiêu kéo dài tuổi thọ, đừng chỉ tập trung vào sự thay đổi của nhịp tim, các khía cạnh khác cũng phải được quan tâm.

Người có nhịp tim nhanh hay chậm, ai sống lâu hơn? - 3

Làm thế nào để duy trì nhịp tim ổn định?

1. Kiểm soát cảm xúc

Nếu muốn duy trì nhịp tim ổn định, điều quan trọng nhất là bạn phải kiểm soát tốt cảm xúc của mình.

Hiện nay rất nhiều người thường xuyên có cảm xúc tiêu cực, trầm cảm lâu ngày hoặc luôn trong trạng thái lo lắng căng thẳng. Việc đó sẽ kích thích cơ thể, làm thay đổi nhịp tim. Vì vậy, cần luôn bình tĩnh ứng phó với những điều bạn gặp phải trong cuộc sống, đề phòng sự kiêu ngạo và nóng nảy sẽ không chỉ giúp bạn tránh xa các vấn đề về sức khỏe tâm thần mà còn bảo vệ trái tim và ổn định huyết áp.

Người có nhịp tim nhanh hay chậm, ai sống lâu hơn? - 4

2. Tập thể dục lành mạnh

Hầu hết những người có nhịp tim ổn định sẽ kiên trì tập thể dục. Việc này giúp bạn có thể tăng dung tích phổi, cải thiện tuần hoàn và trao đổi chất của cơ thể, cải thiện khả năng co bóp của cơ tim, từ đó có một trái tim khỏe hơn.

Khi chức năng tim tốt, tuần hoàn các bộ phận khác bình thường khi đủ năng lượng, nhịp tim sẽ tương đối ổn định. Vì vậy đừng lười vận động trong thời gian dài để có một trái tim khỏe mạnh.

Thức uống này giúp cơ thể chống lại bệnh tim và ung thư

Trà xanh là một loại thức uống rẻ tiền, dễ kiếm nó không chỉ giúp bạn giảm cân mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác nhau như ung thư, đau tim.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mai Anh (theo ABLW) (Gia đình & Xã hội)
Bệnh tim mạch Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN