Người có dấu hiệu này ăn quả hồng chẳng khác nào rước độc vào thân!

Sự kiện: Sống khỏe

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, ăn quả hồng nếu không cẩn thận những chất có trong quả hồng có thể biến thành chất hại cơ thể.

Quả hồng giòn thường chín rộ vào mùa Thu. Đây là trái cây được nhiều người ưa thích bởi rất giàu glucose, protein, fructose, vitamin và khoáng chất, chủ yếu là vitamin C, beta caroten, iot, canxi, photpho, sắt… Trong 100g thịt quả có chứa 0,16mg caroten, 16mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin PP, B1, B2 và các hợp chất hữu cơ…

Không chỉ dùng ăn tươi hay để héo khô, làm mứt, quả hồng còn là vị thuốc tốt trong y học cổ truyền với công dụng nhuận phế, sinh tân dịch làm thuốc bổ, chữa suy nhược, háo khát, ho có đờm…

Mặc dù quả hồng ăn rất ngon và có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng không phải ai cũng có thể ăn hoặc ăn nhiều hồng được. 

Mỗi ngày chỉ nên ăn 1-2 quả hồng. Ảnh minh họa

Mỗi ngày chỉ nên ăn 1-2 quả hồng. Ảnh minh họa

Trao đổi với PV SK&ĐS, TS. BS. Đặng Quốc Ái (Khoa Ngoại tổng hợp - BV E Trung ương) từng cho biết, không chỉ ở Việt Nam mà rất nhiều quốc gia đều ghi nhận các trường hợp ăn hồng gây tắc ruột. Hằng năm đến mùa hồng, tại bệnh viện đều ghi nhận nhiều ca bị tắc ruột do ăn hồng. Có nhiều trường hợp tắc ruột điều trị không đỡ phải mổ để lấy khối bã thức ăn.

Lý giải việc ăn hồng ngâm dễ bị tắc ruột, TS. Ái cho biết: Trong quả hồng có chất tanin gây vị chát và chất pectin, hai chất này có nhiều ở vỏ hồng. Tanin và pectin là những chất làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng nhu động ruột. 

Nếu ăn quá nhiều, nhất là vào lúc đói, các chất này cùng với hàm lượng chất xơ có trong quả hồng dưới tác dụng của axit dạ dày sẽ vón lại thành từng khối, nếu các khối bã thức ăn này không được đẩy ra ngoài theo đường bài tiết tự nhiên, chúng sẽ gây tắc nghẽn đường tiêu hóa.

Thông thường thực phẩm sẽ được nghiền nhỏ ở dạ dày rồi mới được đưa xuống ruột non, tuy nhiên ở những người đã cắt dạ dày hoặc cắt một phần dạ dày (nơi tiết nhiều axit), không tiêu hóa được xenlulo và các chất khác, miệng nối giữa ruột non và dạ dày lớn do vậy thực phẩm ăn vào rơi luôn xuống ruột, vón cục lại thành từng mảng lớn đi đến đâu gây tắc đến đó. 

Vì vậy, khi ăn hồng cần phải tùy theo thể trạng của từng người. Người già hay trẻ em nên hạn chế ăn hồng giòn mà nên ăn hồng chín để dễ tiêu hóa. Thông thường thì một người mỗi ngày chỉ nên ăn từ 1-2 quả hồng giòn. Bạn nên kết hợp ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước và tập thể dục đều đặn.

Người già, trẻ nhỏ được khuyến cáo chỉ nên ăn hồng chín mềm. Ảnh minh họa

Người già, trẻ nhỏ được khuyến cáo chỉ nên ăn hồng chín mềm. Ảnh minh họa

Ngoài ra, những người có cơ địa dưới đây cũng được khuyến cáo không nên ăn hồng:

Người bị tiểu đường

Trong quả hồng chứa 10,8% carbohydrate mà hầu hết là disaccharides và monosacarit đơn giản, nên sau khi ăn rất dễ bị hấp thụ, khiến lượng đường huyết tăng lên. Đối với những bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là những người kém kiểm soát đường huyết là vô cùng có hại.

Người có thể trạng kém

Những người bị tiêu chảy, người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, phụ nữ sau sinh, người có chức năng dạ dày kém, viêm dạ dày mãn tính, khó tiêu… cũng không nên ăn loại quả này.

Người bị đau dạ dày

Trong thành phần của quả hồng còn có chứa chất tannin – chất chát và chất pectin. Ăn quá nhiều, nhất là lúc đói thì các chất tannin, pectin cộng với hàm lượng chất xơ trong quả hồng tương đối cao (100g hồng có 2,5g chất xơ) sẽ kết tụ dưới tác dụng của acid dạ dày; dễ khiến đầy bụng, khó tiêu, thậm chí còn có cảm giác buồn nôn, nôn mửa…

Quả hồng ngâm dễ gây tắc ruột, ai tuyệt đối không ăn?

Hồng ngâm (hồng giòn) là loại quả được rất nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, loại quả này rất dễ gây tắc ruột, nhất là ở những người cao tuổi, người có tổn thương...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN