Người cao huyết áp phải tránh xa 2 loại thực phẩm "trắng” này, một thứ dễ nghiện nhưng lại hại vô cùng

Sự kiện: Bệnh huyết áp

Đường và muối là hai thực phẩm được sử dụng hàng ngày, với nhiều người thích dùng với liều lượng cao. Tuy nhiên, đối với người cao huyết áp, khi dùng hai thứ này với liều lượng nhiều một chút thì không khác gì "tự sát".

Người cao huyết áp phải tránh xa 2 loại thực phẩm "trắng” này, một thứ dễ nghiện nhưng lại hại vô cùng - 1

Muối - nguy cơ quan trọng làm tăng huyết áp

Muối là chất khoáng cần thiết trong cơ thể, giúp kiểm soát cân bằng dịch, dẫn truyền thần kinh và chức năng khối cơ. Tuy nhiên, chế độ ăn nhiều muối là một yếu tố nguy cơ quan trọng làm tăng huyết áp. 

Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng quốc gia, mỗi người chỉ nên tiêu thụ không quá 5g muối/ngày. Tuy nhiên, thực tế theo số liệu điều tra, người Việt đang tiêu thụ trung bình lượng muối lên tới 9,4g/ngày. Và chế độ ăn thừa muối tiềm ẩn nguy cơ cao dẫn tới tăng huyết áp cũng như các bệnh tim mạch.

Ngoài ra, khi ăn quá nhiều muối, các loại thuốc điều trị huyết áp như thuốc lợi tiểu sẽ không thể hoạt động tốt. Và huyết áp tăng lên sẽ làm tăng cường độ làm việc của hệ thống tim mạch, thận và hệ tiết niệu, gây ra nhiều nguy cơ cho sức khỏe như đột quỵ và suy tim, suy thận. Đặc biệt, nếu đã mắc các bệnh tăng huyết áp, suy gan, suy tim và suy thận, thói quen ăn nhiều muối sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn.

Chế độ ăn thừa muối tiềm ẩn nguy cơ cao dẫn tới tăng huyết áp cũng như các bệnh tim mạch. Ảnh minh hoạ

Chế độ ăn thừa muối tiềm ẩn nguy cơ cao dẫn tới tăng huyết áp cũng như các bệnh tim mạch. Ảnh minh hoạ

Chế độ ăn nhiều muối ở trẻ em cũng có ảnh hưởng lớn tới huyết áp, làm tăng khả năng mắc cao huyết áp và nhiều bệnh lý khác. Tăng huyết áp ở trẻ em còn để lại hậu quả tăng huyết áp khi đến tuổi trưởng thành và làm tăng nguy cơ biến chứng của cao huyết áp do mắc bệnh sớm, thời gian mắc bệnh kéo dài.

Đường tự do có hại cho cơ thể

Một số người vẫn bị cao huyết áp dù đã hạn chế ăn mặn hàng ngày, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, sinh hoạt điều độ nhưng vẫn dễ bị lôi cuốn của người anh em khác của muối là đường.

Theo thống kê, trung bình một người trên thế giới tiêu thụ khoảng 25kg đường mỗi năm, nhu cầu sử dụng đường của người dân chỉ đứng sau các loại ngũ cốc và dầu ăn.

Tuy nhiên, trong khi ngũ cốc và dầu ăn cũng có thể cung cấp protein, vitamin, khoáng chất, chất xơ và axit béo thiết yếu mà các loại thực phẩm khác khó có thể thay thế được thì đường không thể cung cấp bất kỳ dinh dưỡng nào ngoại trừ cung cấp năng lượng và có thể thay thế hoàn toàn.

Bạn nên biết có nhiều loại đường, và đường tự do có hại cho cơ thể nhất. Đường tự do là các chất tạo ngọt khác nhau như sucrose, xi-rô, fructose, glucose, mật ong và maltose được thêm vào thực phẩm trong quá trình sản xuất và nấu ăn, không bao gồm đường tự nhiên trong thực phẩm.

Đường là một thứ ma thuật có thể khiến bạn nghiện và sảng khoái, nhưng đồng thời nó cũng gây tổn hại cho bạn! Ảnh minh hoạ

Đường là một thứ ma thuật có thể khiến bạn nghiện và sảng khoái, nhưng đồng thời nó cũng gây tổn hại cho bạn! Ảnh minh hoạ

Đường trong toàn bộ trái cây và rau quả được gọi là đường nội sinh và không phải là đường tự do. Vì đường nội sinh được bao bọc bởi thành tế bào thực vật, nên sau khi tiêu hóa và hấp thụ của con người chậm hơn, đi vào máu mất nhiều thời gian hơn nên gánh nặng và tổn hại cho cơ thể không quá lớn. Tuy nhiên, bạn nên chú ý ăn ít hoa quả có hàm lượng đường cao.

Nhưng thực phẩm giàu carbohydrate như tinh bột, chẳng hạn như ngũ cốc, gạo, bánh mì, v.v. Nó cũng tiêu hóa chậm hơn, mặc dù tốt hơn đường tự do, nhưng cũng ăn ít hơn! Vì chúng có hàm lượng calo cao và chuyển hóa nhiều glucose, nên thay vào đó bạn nên ăn một số loại ngũ cốc nguyên hạt.

Đường tự do có hại như thế nào đối với cơ thể?

Có hai tác hại chính do đường gây ra cho cơ thể, một là béo phì, hai là bệnh tật.

Người cao huyết áp phải tránh xa 2 loại thực phẩm "trắng” này, một thứ dễ nghiện nhưng lại hại vô cùng - 4

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo người lớn và trẻ em hạn chế ăn đường tự do dưới 50g mỗi ngày, tốt nhất là dưới 25g.

Bạn nên chấm dứt việc ăn tất cả các loại đường tự do, và tìm hiểu xem nó có chứa đường hay không và lượng đường trước khi ăn.

Đừng quên hạn chế đường chỉ bằng suy nghĩ hạn chế muối, một chế độ ăn uống lành mạnh cần được xem xét một cách toàn diện!

Những tác hại của việc nạp qúa nhiều đường vào cơ thể

1. Nạp quá nhiều đường cũng sẽ kích thích thần kinh giao cảm, làm tim đập nhanh, co mạch, tăng huyết áp.

2. Đường sẽ liên tục kích thích gan sản xuất cholesterol xấu, ức chế chức năng chuyển hóa của gan, đẩy nhanh quá trình tích trữ mỡ trong gan, biến gan thành gan nhiễm mỡ, đồng thời làm tăng nguy cơ cao huyết áp, mỡ máu, dễ dẫn đến bệnh tim, đột quỵ...

3. Nạp quá nhiều đường cũng có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao, dễ dẫn đến rối loạn insulin và gây ra bệnh tiểu đường.

4. Ngoài ra, quá nhiều đường trong máu sẽ phá hủy collagen khiến da kém sắc, chảy xệ, mất độ đàn hồi và nhanh lão hóa.

Vì sao người bệnh tăng huyết áp cần giảm ăn mắm, muối?

Ăn mặn là yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận... Đó chính là lý do ăn giảm muối, ăn nhạt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mai Anh ([Tên nguồn])
Bệnh huyết áp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN