Người bị mỡ máu nên ăn gì và không nên ăn gì?
Nguồn gốc rối loạn mỡ trong máu chủ yếu là từ thực phẩm, người bị rối loạn chuyển hóa lipid máu ngoài việc sử dụng thuốc còn cần phải có một chế độ ăn uống hợp lý.
Theo BS. Trần Văn Chiển - Khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, rối loạn chuyển hóa lipid máu còn gọi là rối loạn mỡ máu, một trong các triệu chứng quan trọng của hội chứng chuyển hóa, có thể trực tiếp gây nên một số bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, viêm tụy, đột quỵ não...
Nguồn gốc rối loạn mỡ trong máu chủ yếu là từ thực phẩm, người bị rối loạn chuyển hóa lipid máu ngoài việc sử dụng thuốc còn cần phải có một chế độ ăn uống hợp lý kết hợp việc luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Trên thực tế, có nhiều loại thực phẩm khi ăn vào còn có tác dụng giảm lipid máu, đôi khi không cần sử dụng tới thuốc nếu bị rối loạn lipid máu nhẹ.
Những thực phẩm người bị mỡ máu nên ăn
Súp lơ (Bông cải)
Súp lơ gồm súp lơ xanh và trắng, hai loại đều có thành phần dinh dưỡng cơ bản tương đồng. Súp lơ nhiệt lượng thấp, hàm lượng chất xơ rất cao, ngoài ra còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất và đặc biệt là flavonoid. Flavonoid là một chất làm sạch lòng mạch, có hiệu quả trong việc tiêu trừ cholesterol lắng đọng trên thành mạch, ngoài ra còn có thể ngăn chặn ngưng tập tiểu cầu, giảm thiểu các bệnh tim mạch phát sinh.
(Ảnh minh họa)
Tỏi
Tỏi có thể làm tăng HDL-Cholesterol, có tác dụng giảm cholesterol, triglycecid, LDL-Cholesterol máu và dự phòng xơ vữa động mạch, ngăn chặn quá trình hình thành cục máu đông, là một gia vị rất có giá trị trong việc dự phòng các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, ăn tỏi không đúng cũng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, thường xuyên ăn tỏi dễ dẫn đến viêm mí mắt hoặc viêm kết mạc. Ngoài tính kích thích, tỏi còn có tính ăn mòn, nếu ăn quá nhiều có thể tổn thương niêm mạc dạ dày dẫn đến viêm loét dạ dày. Do đó, bệnh nhân có bệnh dạ dày và các chứng viêm ở mắt không nên dùng.
Quả cà
Khi được tiêu hóa ở ruột non, các chất chuyển hóa từ cà có thể gắn với cholesterol để đào thải ra khỏi cơ thể. Vỏ cà chứa hàm lượng vitamin P cao có tác dụng tốt trong việc giảm cholesterol máu. Ngoài ra, vitamin P có thể làm tăng tính đàn hồi mao mạch, cải thiện vi tuần hoàn, có tác dụng hoạt huyết thông mạch.
Hành tây
Hành tây không chỉ có tác dụng giảm cholesterol máu, cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch còn có tác dụng giảm độ nhớt của máu tương tự như aspirin. Người trưởng thành mỗi ngày dùng 60 gam, hành tây có tác dụng dự phòng cholesterol máu tăng cao.
Đậu tương
Nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn 100g đậu tương mỗi ngày, cholesterol máu có thể giảm khoảng 20%, đặc biệt là giảm rất rõ nồng độ LDL- cholesterol.
Hơn nữa, đậu tương còn là nguồn bổ sung protein rất tốt cho cơ thể và ít chất béo nên rất tốt cho sức khỏe tim mạch.
Dưa leo
Dưa leo có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi niệu. Dưa leo chứa rất nhiều chất xơ làm cải thiện quá trình tiêu hóa, tăng đào thải và giảm hấp thu cholesterol. Có thể làm giảm quá trình chuyển hóa từ đường thành chất béo và có tác dụng giảm béo.
Rong biển
Rong biển là thực phẩm rất có ích đối với sức khỏe, cũng là một vị thuốc chữa bệnh. Rong biển chứa nhiều iod và magie, có tác dụng trong việc ngăn ngừa hình thành mảng lắng đọng cholesterool thành mạch. Trong rong biển còn có thành phần laminaria polysaccharide có thể làm giảm cholesterol toàn phần và triglycerid.
Ớt
Ớt có hàm lượng vitamin C cao nhất trong các loại thực vật, vitamin C có ích trong việc cải thiện vi tuần hoàn của cơ thể. Đồng thời vitamin C còn có thể làm giảm lượng cholesterol máu, là một loại thực vật giảm mỡ máu tự nhiên.
Mướp đắng
Mướng đắng rất giàu vitamin B1, vitamin C và nhiều loại khoáng chất. Mướp đắng có tác dụng trong việc giảm mỡ máu và nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Ngoài ra mướp đắng còn có thể kích thích bài tiết insulin, có tác dụng trong việc giảm lượng đường trong máu.
Cần tây
Cần tây tính mát, chứa nhiều vitamin, khoáng chất và rất nhiều chất xơ làm tăng cường nhu động ruột, có tác dụng thông lợi đại tiện, giúp loại trừ mỡ thừa khi tiêu hóa trong đường ruột. Những người thường xuyên ăn cần tây, hàm lượng cholesterol trong cơ thể giảm rõ rệt, đồng thời cũng có tác dụng giảm huyết áp.
Những thực phẩm người bị mỡ máu nên hạn chế ăn
Dưới đây là một số nguyên tắc về việc lựa chọn thực phẩm và cách chế biến thức ăn cho những bệnh nhân rối loạn lipid máu:
Giảm lượng chất béo (lipid) ăn vào: Đây là nguyên tắc quan trọng nhất. Ở người bình thường khỏe mạnh lượng chất béo khẩu phần ăn vào chiếm từ 22 – 25% / tổng năng lượng, nhưng đối với bệnh nhân rối loạn lipid máu tỷ lệ này nên chỉ chiếm 15 – 20%. Chất béo trong thực phẩm được chia thành 2 dạng là chất béo bão hòa và chất béo chưa bão hòa.
(Ảnh minh họa).
Chất béo bão hòa hay còn gọi là “chất béo xấu” làm tăng cholesterol toàn phần, tryglycerid máu, LDL – cholesterol, loại chất béo này thường có nhiều trong một số thực phẩm như: thịt ba chỉ, mỡ động vật (mỡ lợn, mỡ bò…), thịt các loại gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng), các chế phẩm từ sữa (bơ, phô mát, kem, bánh kẹo, mứt…).
Ở người bình thường, lượng cholesterol ăn vào khuyến cáo từ 500-600 mg/ngày. Đối với bệnh nhân rối loạn lipid máu lượng choterol nên <300 mg/ngày, hạn chế ăn những thực phẩm giàu cholesterol như: phủ tạng động vật, đồ ăn nhanh, chiên, rán.
Nhiều bệnh nhân quan niệm rối loạn lipid máu không nên ăn trứng, dẫn đến việc bệnh nhân kiêng hoặc thậm chí không bao giờ ăn trứng, quan điểm này hoàn toàn sai. Trong lòng đỏ trứng chứa nhiều cholesterol nhưng cũng có chất lecethin giúp hấp thu và chuyển hóa đến 60-70% lượng cholesterol này.
Người đàn ông 40 tuổi thường xuyên uống 500ml rượu mỗi ngày bất ngờ bị đau dữ dội vùng thượng vị. Tại bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán anh bị viêm tụy cấp,...
Nguồn: [Link nguồn]