Người bị cúm A cần làm gì để nhanh khỏi
Người bị cúm A cần đặc biệt không được sử dụng aspirin vì dễ dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh. Người bệnh cần tăng cường dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng, giúp ngăn ngừa biến chứng và nhanh hồi phục sức khỏe.
Cúm là một bệnh nhiễm vi rút cấp tính đường hô hấp. Vi-rút cúm lây nhiễm ở người có thể được phân thành ba nhóm chính: A, B và C. Bệnh Cúm A gây ra bởi các chủng của virus Cúm A, bao gồm: H1N1, H5N1, H7N9. Nhiễm cúm loại A có thể nghiêm trọng và gây ra đại dịch bệnh trên diện rộng, một số trường hợp nhẹ hơn, cúm có thể tự khỏi mà không có triệu chứng đáng kể, các trường hợp nghiêm trọng của cúm loại A có thể đe dọa đến tính mạng.
Người mắc bệnh cảm cúm A thường bị sốt cao, ngạt mũi, viêm long đường hô hấp trên (chảy nước mũi, nước mắt, ngạt mũi, hắt hơi, ho nhiều, đau họng, ho với cơn ngắn không có đờm…). Phần lớn người bệnh có biểu hiện nhức đầu, đau mình, mệt mỏi nhiều chán ăn, và có cảm giác như kiệt sức.
Ảnh minh họa
Sau mắc cúm, một số người có thể bị suy giảm sức đề kháng nên dễ bị các biến chứng do bội nhiễm thêm vi khuẩn như viêm phế quản phổi, viêm mũi xoang. Đặc biệt đối trẻ em, người già và phụ nữ mang thai, những người mắc bệnh mạn tính tim mạch, hen phế quản, giãn phế quản... dễ bị biến chứng nặng hơn.
Vì vậy, để chăm sóc điều trị tốt cảm cúm, người bệnh cần tăng cường dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng, giúp ngăn ngừa biến chứng và nhanh hồi phục sức khỏe, cụ thể như:
Ăn nhiều rau xanh
Rau quả tươi là thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp bổ sung dinh dưỡng, kháng viêm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, rất tốt cho người mắc bệnh cúm. Người bệnh nên ăn các loại rau củ quả có màu đậm như các loại rau lá xanh: rau ngót, cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh, gấc, cà rốt, cà chua, bí đỏ…
Ăn thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C có nhiều trong các loại quả như: cam quýt (cam, chanh, bưởi…), nho, dâu tây, đu đủ, táo, lê, chuối, ổi, kiwi... giúp kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu tấn công vi khuẩn và virus nên cũng được xem là một phần phản ứng miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, vốn là một chất chống oxy hoá mạnh nên vitamin C cũng giúp bảo vệ các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, ngăn ngừa được các loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Vì vậy, bổ sung vitamin C rất hiệu quả để ngăn ngừa và giảm các triệu chứng của bệnh cúm.
Ảnh minh họa
Thực phẩm giàu kẽm
Kẽm là chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với nhiều chức năng sinh học, đặc biệt là hệ miễn dịch, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và chống lại nhiễm trùng. Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như: sò, hàu, thịt bò, gà, thịt lợn nạc, sữa, trứng, cá, tôm, cua…
Nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung kẽm có thể giảm nguy cơ mắc các triệu chứng nghiêm trọng và rút ngắn thời gian mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như: cúm, cảm lạnh, viêm xoang, viêm phổi...
Tăng cường các loại gia vị
Một số gia vị như hành, tỏi, gừng, mật ong… có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, rất tốt cho người mắc bệnh cảm cúm. Vì vậy, người bệnh nên bổ sung những thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày để cải thiện triệu chứng cúm, tăng cường miễn dịch, giúp nhanh hồi phục sức khỏe.
Điều trị cúm A thế nào cho hiệu quả
Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho bệnh cúm A, Tuy vậy, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc hạ sốt, vitamin (đặc biệt là vitamin C) hỗ trợ tăng sức đề kháng. Lưu ý những loại thuốc, vitamin này cần được kê đơn từ bác sĩ, tránh trường hợp tự ý mua thuốc, đặc biệt là không được sử dụng aspirin, dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh.
Ngoài ra, người bệnh cần thực hiện một số biện pháp tại nhà nhằm phục hồi sức khỏe nhanh hơn như:
- Chủ động tiêm phòng cúm A.
- Tự cách ly để hạn chế lây nhiễm lan rộng. Hạn chế đưa tay tiếp xúc vùng mắt, mũi, miệng.
- Nghỉ ngơi, thư giãn trong môi trường sạch sẽ, an toàn. Rửa tay sạch thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Uống nhiều nước, cung cấp cho cơ thể một chế độ ăn đủ dinh dưỡng, ăn các thức ăn lỏng và dễ hấp thu để bù nước do mất nước khi sốt.
Số ca bệnh cúm A tại Hà Nội tăng nhanh bất thường trong những ngày gần đây.
Nguồn: [Link nguồn]