Ngược dòng lịch sử, tìm hiểu về đại dịch cúm A
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên.
Đại dịch cúm năm 1918-1919
Đại dịch cúm năm 1918–1919 giết chết nhiều người với số lượng hơn bất kỳ đợt bùng phát dịch bệnh nào khác trong lịch sử. Một ước tính đương thời đưa ra con số tử vong trong đại dịch cúm này là 21 triệu người, một con số quá lớn khi dân số thế giới năm 1918 chỉ bằng 28% dân số ngày nay.
Các triệu chứng của bệnh cúm A vào năm 1918 bất thường đến mức ban đầu bệnh cúm này bị chẩn đoán nhầm là bệnh sốt xuất huyết, bệnh tả hoặc bệnh thương hàn. Một người quan sát bệnh đã viết “Một trong những biến chứng nổi bật nhất là xuất huyết từ màng nhầy, đặc biệt là từ mũi, dạ dày và ruột. Chảy máu tai và xuất huyết ban xuất huyết trên da”. Một nhà điều tra người Đức đã ghi lại “xuất huyết xuất hiện ở các phần khác nhau của mắt” với tần suất lớn. Một nhà nghiên cứu bệnh học người Mỹ thì lại lưu ý: “50 trường hợp xuất huyết dưới kết mạc đã được thống kê. 12 người bị xuất huyết ra máu đỏ tươi không lẫn chất nhầy… 3 trường hợp bị xuất huyết ruột ”. Nhà nghiên cứu bệnh học chính của Sở Y tế Thành phố New York cho biết: “Các trường hợp đau dữ dội trông giống như người mắc bệnh sốt xuất huyết, xuất huyết từ mũi hoặc phế quản, liệt não hoặc cột sống, suy giảm vận động có thể nặng hoặc nhẹ, vĩnh viễn hoặc tạm thời… suy nhược về thể chất và tinh thần”.
Dịch cúm năm 1918-1919
Loại virus năm 1918 cũng nhắm vào những người trẻ tuổi. Ở các thành phố Nam Phi, những người trong độ tuổi từ 20 đến 40 chiếm 60% số ca tử vong. Ở Chicago, số người chết ở độ tuổi 20 đến 40 gần gấp 5 lần số người chết ở độ tuổi 41 đến 60 tuổi. Nhóm duy nhất có khả năng tử vong cao nếu nhiễm bệnh là phụ nữ mang thai với tỷ lệ dao động từ 23% đến 71%. Trong số những người phụ nữ mang thai sống sót, 26% trong số họ mất đi con của mình.
Điều trị và phòng ngừa năm 1918
Để chiến đấu với căn bệnh này, các bác sĩ đã thử hết mọi cách có thể từ những bài thuốc cổ xưa cho đến việc phát triển vắc-xin và các loại thuốc mới nhưng chưa tìm ra phương pháp nào hiệu quả hơn việc truyền máu từ bệnh nhân đã hồi phục cho những người mới mắc bệnh để cơ thể họ tự sản sinh kháng thể.
Trong thời kì này, việc cách ly hay can thiệp bằng thuốc cũng không mang lại hiệu quả cao. Cách ly người bệnh và người chưa nhiễm bệnh chỉ làm chậm sự lây lan của virus. Nếu có người nào đó mắc bệnh đến lần thứ hai thì khả năng tử vong của họ sẽ thấp và triệu chứng có phần nhẹ hơn so với nhiễm bệnh lần đầu.
Đi tìm nguồn gốc của virus cúm A
Nguyên nhân gây ra cúm H1N1 năm 1918 cho đến nay vẫn còn là bí ẩn. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu thời đó cho rằng nó xuất phát từ gia cầm và lợn. Bệnh cúm A (H1N1) là một trong những bệnh cúm mùa vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Loại virus cúm này chính thức được phát hiện vào năm 2009 với tên gọi ban đầu là cúm lợn vì các nhà khoa học cho rằng chủng cúm này xuất phát từ lợn. Bệnh cúm có tốc độ lây lan rất nhanh, dễ dàng lây từ người sang người như các chủng cúm thông thường.
Cúm A có thể lây lan qua giọt bắn do người bệnh ho, hắt hơi, cười nói. Ngoài ra, virus cúm A cũng có thể lây nhiễm do tiếp xúc, chạm tay vào bề mặt có virus sau đó đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Tuy không quá nguy hiểm nhưng người nhiễm virus cúm A nếu không cẩn thận vẫn có thể bị viêm phổi nặng, gây suy đa dạng, tử vong ở một số người có bệnh mãn tính.
Bài học từ các đại dịch trong quá khứ
Bài học số 1: Tác động tử vong rất khó dự đoán, nhưng khả năng cao là sự chuyển dịch sang các độ tuổi trẻ hơn. Các nhà khoa học cho biết, rất khó để dự đoán tác động tử vong của đại dịch trong tương lai. Tuy nhiên, có thể nói rằng phạm vi có khả năng rất rộng (từ ~ 20 đến ~ 500 ca tử vong trên 100.000 người) và những người dưới 65 tuổi sẽ chiếm tỷ lệ cao trong số những ca tử vong này.
Bài học số 2: Tác động tử vong của đại dịch không phải lúc nào cũng “giống như một cơn lốc xoáy”. Đại dịch cúm không phải lúc nào cũng giống như một cơn bão bất chợt. Thay vào đó, tỷ lệ tử vong có thể vẫn tăng giảm khó lường trong vài năm.
Bài học số 3: Trước dịch cúm thường có dấu hiệu cảnh báo. Đối với đại dịch năm 1918, 6 tháng trước khi dịch được công bố chính thức, đã có rất nhiều người tử vong. Vi rút đại dịch năm 1957 đã đến châu Á vào mùa xuân sau đó mới vào Mỹ sớm nhất là tháng 6. Đối với đại dịch năm 1968, phần lớn các trường hợp tử vong ở châu Âu đã xảy ra trước 1 năm sau khi có công bố chính thức về đại dịch. Vì vậy, trong cả ba trận đại dịch, một số hình thức cảnh báo đã có sẵn. Chính vì vậy nếu có bất kì dấu hiệu nào bất thường, chúng ta không nên chủ quan mà cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và phát hiện bệnh kịp thời.
Nguồn: [Link nguồn]
Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính gây ra bởi các chủng của virus cúm A. Thông thường bệnh nhân cúm A thường khỏi sau 1 tuần điều trị. Trong một số trường...