Ngứa liên tục ở 3 chỗ trên cơ thể, đừng nghĩ là dị ứng, có thể liên quan đến lượng đường trong máu quá cao
Khi chuyển mùa, một số người sẽ bị ngứa da, cho rằng mình bị dị ứng, mua thuốc bôi hoặc uống thuốc chống dị ứng, cũng không mấy để ý.
Dạo gần đây, Xiao Li (Trung Quốc) luôn cảm thấy ngứa ngáy khắp người, đặc biệt là vào ban đêm. Cô thường xuyên bị mất ngủ vì ngứa, nhất là ở các ngón chân.
Khi vào viện kiểm tra, không ngờ nguyên nhân thực sự là do lượng đường trong máu cao.
Thường xuyên ngứa ở 3 chỗ này thường liên quan đến đường huyết, bạn cần hết sức lưu ý.
1. Ngứa ngón chân
Khi ngón chân bị ngứa, nhiều người nghĩ ngay đến bệnh nấm chân. Trên thực tế, không chỉ bệnh nấm chân có thể khiến ngón chân bị ngứa mà lượng đường trong máu tăng cao cũng có thể gây ra triệu chứng này.
Khi lượng đường trong máu tăng đến một mức nhất định, các mao mạch ở ngón chân có thể bị tắc nghẽn, khiến quá trình trao đổi chất ở da diễn ra không bình thường, một số độc tố sẽ tập trung vào ngón chân khiến da bị ngứa dữ dội.
2. Ngứa tai
Nếu trong tai có quá nhiều ráy tai sẽ gây ngứa tai, tuy nhiên tình trạng này có thể được giải quyết bằng cách vệ sinh tai. Khi tình trạng ngứa tai xảy ra thường xuyên và không thể giảm bớt bằng cách ngoáy tai, hãy cẩn thận vì đó có thể là lượng đường trong máu cao.
Khi lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao, tuyến bã nhờn trên tai sẽ tiết ra ráy tai nhiều hơn, gây ngứa tai.
3. Ngứa tay, mông
Nếu phát hiện cẳng tay và mông dưới ngứa ngáy bất thường, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Khi đó, thuốc bôi ngứa ngoài da có tác dụng rất ít, dùng tay gãi cũng không bớt ngứa, càng gãi càng ngứa, vùng da bị trầy xước khó lành. Vùng da bị ngứa ngày càng lan rộng, mức độ ngứa ngày càng nặng chứng tỏ lượng đường huyết trong cơ thể bạn đã ở mức cao, cần đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời.
Vì sao bệnh tiểu đường khiến da luôn ngứa ngáy?
Có 3 lý do chính:
1. Do lượng đường trong máu tăng cao sẽ gây ra hiện tượng tăng áp suất thẩm thấu trong huyết tương và dịch kẽ, làm cho tế bào bị mất nước, da khô, kích thích các đầu dây thần kinh, sinh ra cảm giác ngứa ngáy dữ dội.
2. Lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao sẽ làm suy yếu khả năng diệt khuẩn của bạch cầu, từ đó khả năng kháng bệnh của da giảm sút, dễ gây viêm nang lông, nấm da và các bệnh ngoài da khác, dẫn đến ngứa da.
3. Do rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng, bệnh nhân đái tháo đường sẽ bị viêm các đầu dây thần kinh, làm tăng độ nhạy cảm của dây thần kinh. Khi có một kích thích nhẹ từ bên ngoài như thay đổi nhiệt độ, uống rượu, ăn cay, ma sát trên quần áo sẽ gây ngứa da.
Khi kiểm tra thấy lượng đường trong máu cao, bạn phải cẩn thận. Nên kiểm soát chế độ ăn uống, hạn chế ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường, nhiều tinh bột, ngoài ra phải theo dõi đường huyết, tập thể dục nhiều hơn, đảm bảo giấc ngủ để giúp kiểm soát đường huyết.
Nguồn: [Link nguồn]
Lựu là một loại trái cây không chỉ thơm ngon, mà nó còn chứa chất chống oxy hóa giúp giảm viêm, chống lại các gốc tự do, hạ huyết áp và giảm mức cholesterol.