Ngủ trưa quá lâu có thể bạn đã bị béo phì, tiểu đường

Sự kiện: Sống khỏe

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí nghiên cứu Béo phì cho thấy những giấc ngủ trưa dài có liên quan đến một loạt tác động tiêu cực đến sức khỏe của một người.

Ngủ trưa quá lâu có thể bạn đã bị béo phì, tiểu đường - 1

Giấc ngủ trưa dài có thể liên quan tới bệnh béo phì, tiểu đường

Các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Brigham and Women's ở Boston, Mỹ đã đánh giá giấc ngủ và mô hình sức khỏe của 3.275 người trưởng thành từ vùng Murcia của Tây Ban Nha, nơi giấc ngủ trưa (thường ngủ trưa sau bữa trưa) là một phần văn hóa.

Trong số hàng nghìn người trưởng thành tham gia nghiên cứu, 35% thường xuyên ngủ trưa, 16% trong số họ thường chợp mắt trong 30 phút hoặc hơn.

So với những người không ngủ gật vào ban ngày, những người ngủ trưa dài được phát hiện có chỉ số khối cơ thể, kích thước vòng eo, huyết áp cao hơn và tỷ lệ mắc các hội chứng chuyển hóa nói chung - tất cả đều có liên quan đến béo phì, tiểu đường và bệnh tim.

Ngủ nhiều có liên quan tới bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì

Những giấc ngủ dài hơn cũng có liên quan đến thời gian đi ngủ và ăn muộn hơn, cùng với việc tăng lượng tiêu thụ vào bữa trưa và hút thuốc lá, điều này có thể dẫn đến nguy cơ sức khỏe cao hơn.

Tuy nhiên, những người nghỉ ngơi ít hơn 30 phút (giấc ngủ ngắn) dường như không tăng nguy cơ béo phì và các vấn đề về trao đổi chất khác.

Những người ngủ trưa ngắn ít có khả năng bị tăng huyết áp hơn những người hoàn toàn không ngủ trưa.

Những giấc ngủ ngắn cũng đã được chứng minh là mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần, chẳng hạn như giúp tăng cường năng lượng, sự tỉnh táo, năng suất và tâm trạng của một người.

“Không phải tất cả các giấc ngủ trưa đều giống nhau. Thời lượng, vị trí của giấc ngủ và các yếu tố cụ thể khác có thể ảnh hưởng đến kết quả sức khỏe của một giấc ngủ trưa,” tác giả cao cấp Marta Garaulet, giáo sư thỉnh giảng tại Khoa Rối loạn Giấc ngủ và Sinh học tại Bệnh viện Brigham and Women's, cho biết.

Những giấc ngủ trưa dài hơn có liên quan đến thời gian đi ngủ và ăn muộn hơn, đồng thời tăng lượng tiêu thụ bữa trưa và thuốc lá, điều này có thể dẫn đến một số rủi ro sức khỏe cao hơn được tìm thấy trong nghiên cứu.

Garaulet và nhóm của cô đã phát hiện ra rằng, giấc ngủ trưa có liên quan đến việc tăng nguy cơ béo phì khi nghiên cứu dân số Vương quốc Anh nhưng đã kêu gọi tiếp tục nghiên cứu về mối liên hệ giữa thời gian ngủ trưa và sức khỏe trao đổi chất.

Tầm quan trọng của giấc ngủ đã được nghiên cứu và tranh luận trong nhiều năm với các chuyên gia đưa ra những điều nên làm và không nên làm nhưng nhu cầu nghiên cứu thêm vẫn tồn tại khi các bệnh liên quan và bệnh tật tiếp tục gia tăng.

Ngày nay, bệnh béo phì ảnh hưởng đến hơn 1 tỷ người trên khắp thế giới, bệnh tiểu đường đang trên đà gia tăng gấp 7 lần ở thanh niên Mỹ và bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với nam giới, phụ nữ và những người thuộc hầu hết các nhóm chủng tộc và dân tộc ở Mỹ.

Mặc dù các kiểu ngủ tối ưu vẫn còn gây tranh cãi, nhưng khoa học dường như đã chỉ ra rằng nên chợp mắt một lúc sau bữa trưa.

Ngủ trưa quá 30 phút, coi chừng 3 hậu quả đáng sợ và khó ngờ

Nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến một loạt bệnh mạn tính, nan y và gây tử vong sớm có thể bị thúc đẩy chỉ bởi thói quen ngủ trưa quá lâu, theo các nhà nghiên cứu Mỹ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Thu (Theo The New York Post) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN