Ngủ trưa lâu hơn con số này sẽ làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ tới 40%

Sự kiện: Sống khỏe

Ngủ trưa là thói quen của không ít người, nó mang lại một số lợi ích nhất định nhưng không nên ngủ vượt quá khoảng thời gian này.

Ngủ trưa đúng cách rất tốt cho cơ thể nhưng có một điều cần chú ý đó là thời gian ngủ bao lâu.

Có một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Alzheimer Mỹ rằng, ngủ trưa lâu không phải là điều tốt, đặc biệt nếu ngủ trưa quá 1 tiếng sẽ làm tăng 40% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer so với những người không ngủ trưa.

Ngủ trưa lâu hơn con số này sẽ làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ tới 40% - 1

Sau khi phân tích, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng có mối liên hệ 2 chiều giữa giấc ngủ ngắn và bệnh Alzheimer. Ngủ trưa quá nhiều và quá lâu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer trong tương lai và bệnh Alzheimer cũng sẽ dẫn đến việc ngủ trưa quá lâu.

Các nhà nghiên cứu cho biết, sự gia tăng đáng kể về thời gian và tần suất ngủ trưa là một tín hiệu đặc biệt quan trọng của bệnh Alzheimer.

Leng Yue, trợ lý giáo sư tại Khoa Tâm thần và Khoa học Hành vi tại Đại học California, San Francisco, Mỹ cho biết: “Tốt nhất bạn nên giới hạn thời gian ngủ trưa xuống 15 đến 20 phút trước 15 giờ chiều để có được những lợi ích sức khỏe nhất của giấc ngủ ngắn và không gây ảnh hưởng tới giấc ngủ ban đêm”.

Nick Littlehales - chủ tịch của Hiệp hội giấc ngủ ở Anh cho biết: “Khi thức dậy sau một giấc ngủ ngắn, bạn thường cảm thấy sảng khoái. Tuy nhiên, khi thức dậy sau một giấc ngủ sâu, bạn rất dễ mệt mỏi”.

Ngủ trưa lâu hơn con số này sẽ làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ tới 40% - 2

Kết hợp với chu kỳ giấc ngủ, 1 giấc ngủ ngắn nên từ 10 – 20 phút là tốt nhất. Thời lượng ngủ trưa khác nhau sẽ mang lại hiệu quả sửa chữa khác nhau cho cơ thể. Bạn có thể lựa chọn thời gian ngủ trưa phù hợp với nhu cầu của bản thân.

10 - 15 phút: Giúp đầu óc tỉnh táo nhanh chóng.

20 - 30 phút: Giúp bảo vệ tim mạch.

40 phút: Thích hợp cho những người thiếu ngủ.

Hơn 40 phút: Dễ mệt mỏi sau khi thức dậy.

Làm thế nào để ngủ trưa đúng cách?

- Nửa tiếng sau khi ăn trưa

Ngủ ngay sau khi ăn trưa không chỉ khiến khó ngủ mà còn gây khó tiêu, nhất là ở người già có chức năng tiêu hóa giảm, thói quen này có thể dẫn tới trào ngược dạ dày, gây nhiễm trùng phổi.

Vì vậy, tốt nhất là mọi người nên thư giãn nửa tiếng sau bữa trưa mới ngủ.

Ngủ trưa lâu hơn con số này sẽ làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ tới 40% - 3

- Môi trường ngủ thoải mái

Nếu môi trường quá chói sáng, âm thanh ồn ào rất khó để chợp mắt. Vì thế, bạn nên sử dụng kèm và đóng cửa kín để ngăn các âm thanh ồn ào.

- Tư thế ngủ

Việc ngả lưng tùy ý lên ghế sofa sẽ ảnh hưởng tới cột sống thắt lưng, nằm sấp khi ngủ chèn ép lên dây thần kinh ở lồng ngực, ảnh hưởng tới hô hấp và tuần hoàn máu, dễ gây ra thiếu máu não, chóng mặt.

Đối với những người có bệnh lý về tim mạch, mạch máu não ở các mức độ khác nhau, khi chuyển từ tư thế nằm sang đứng một cách đột ngột sẽ khiến lượng máu cung cấp lên não không đủ, dẫn tới chóng mặt. Do đó, sau khi thức dậy, bạn nên nằm trên giường vài phút trước rồi từ từ chuyển sang tư thế ngồi, rồi mới di chuyển rời khỏi giường.

Nhảy quá “sung” khi tập thể dục, buồng trứng và ống dẫn trứng của cô gái bị xoắn 360 độ

Việc nhảy quá gắng sức đã khiến cho cô gái này suýt rơi vào tình huống nguy hiểm buộc phải cắt bỏ buồng trứng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN