Ngủ dậy, nữ TikToker bất ngờ mất thị lực, liệt giường, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân gây bệnh chính từ... một cơn ho
Bác sĩ cho rằng cơn ho đó chính là nguyên nhân khiến cô mắc hội chứng Miller Fisher nguy hiểm gây mất kiểm soát mọi hoạt động của mình.
Nữ bệnh nhân đó có tài khoản TikTok tên là K.L, sau thời gian điều trị và khỏi bệnh đã đăng tải một video, trong đó có về căn bệnh mà bản thân mắc phải. Cô muốn, qua câu chuyện của cô sẽ là bài học và là lời cảnh tỉnh cho các bạn trẻ đã có thói quen sống không lành mạnh như mình.
Theo lời kể của K.L, trong một buổi sáng ngủ dậy, cô nhận thấy đầu óc xây xẩm, chóng mặt, không thể điều khiển tứ chi... mặc dù trước đó cô không hề có bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào. Người nhà nghĩ rằng K.L bị hạ canxi nên đã đưa vào bệnh viện. Tuy nhiên sau khi được truyền canxi, tình trạng của L không hề thuyên giảm. Thậm chí còn trở nặng với biểu hiện mất thị lực, không thể nhìn thấy mọi vật dù ở khoảng cách gần.
Nữ TikToker phát hiện mình mắc hội chứng tên là Miller Fisher
Thấy tình trạng bệnh nguy hiểm, gia đình chuyển L lên Sài Gòn khám bệnh, cô đã khám nhiều nơi. Trong quá trình điều trị, L trải qua rất nhiều cuộc xét nghiệm từ MRI, điện cơ... thì mới phát hiện mình mắc hội chứng tên là Miller Fisher. "Căn bệnh này dù không nổi tiếng nhưng nó còn nghiêm trọng hơn cả tai biến", K.L chia sẻ.
Cũng theo cô gái trẻ, kể từ khi bị bệnh cô không thể tự sinh hoạt cá nhân mà phải nhờ đến sự giúp đỡ của người thân. "Mắt không thấy đường, miệng không nói được và phải tập nói lại từ đầu", K.L cho hay.
Nói về nguyên nhân khiến mình mắc bệnh, K.L cho biết: Vài ngày trước khi phát bệnh, cô xuất hiện một cơn ho. Sau khi khám bệnh, bác sĩ cho rằng cơn ho đó chính là nguyên nhân. "Bởi khi chúng ta ho, cơ thể sẽ tiết ra đề kháng, nhưng đề kháng không kháng lại con virus mà cơ thể đang có lúc đó mà lại đi nuốt hệ thần kinh. Đó là lý do vì sao L đã bị liệt dây thần kinh, dẫn đến mắt không thấy đường, tay chân không kiểm soát được...", K.L nói.
Rất may khi bác sĩ thông báo cô mắc Miller Fisher ở thể nhẹ, cơ thể có thể tự phục hồi sau 2 tháng.
Thắc mắc vì không hiểu sao chỉ vì bị ho thôi mà năng như vậy? Cô được bác sĩ giải thích, giới trẻ hiện nay ăn uống, sinh hoạt không điều độ và thức rất khuya, đó là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Cô hi vọng đây sẽ là lời cảnh tỉnh cho các bạn trẻ, nếu có thói quen xấu trên cần phải thay đổi sớm.
Hội chứng Miller Fisher là bệnh gì?
Hội chứng Miller Fisher xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công và phá hỏng các dây thần kinh. Ảnh minh họa
Hội chứng Miller Fisher (Miller Fisher Syndrome - MFS) là một trong những biến thể của hội chứng Guillain-Barré. Tổn thương đặc trưng với tam chứng mất kiểm soát cơ mặt, mắt (liệt vận nhãn) và mất khả năng phản xạ.
Nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng Miller Fisher là do sự rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, không rõ nguyên nhân vì sao hệ miễn dịch tấn công đến các dây thần kinh, thường là ở vùng mặt. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tình trạng này thường liên quan đến sự nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus.
Hội chứng Miller Fisher không quá phổ biến, chỉ chiếm khoảng 5% trong tổng số các trường hợp bị tổn thương dây thần kinh do rối loạn tự miễn. Ảnh hưởng đến khoảng 1-2/ 1.000.000 người trên toàn thế giới. Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải hội chứng này. Nhưng đặc biệt phổ biến ở những người gốc Á, người lớn tuổi (> 55 tuổi) và tỷ lệ nam mắc bệnh cao gấp 2 lần so với nữ giới.
Dấu hiệu cảnh báo hội chứng bệnh Miller Fisher
Theo các chuyên gia y tế, hội chứng Miller Fisher thường có biểu hiện phổ biến sau:
Liệt cơ mắt: Gây ra chứng nhìn đôi hoặc khó cử động mắt, nguyên nhân là do tê liệt cơ mắt, khiến mí mắt chỉ có thể cố định ở 1 vị trí, sụp mí mắt.
Mất khả năng phối hợp: Ảnh hưởng khả năng cử động, di chuyển và đi lại. Khó khăn trong việc phối hợp vận động khiến người bệnh dễ bị té ngã. Đặc biệt đối với các vận động tinh như chải tóc, mặc quần áo, cài cúc, buộc dây giày...
Mất phản xạ: Đây cũng là triệu chứng đặc trưng của hội chứng Miller Fisher. Bệnh nhân có thể bị giảm hoặc mất hẳn khả năng phản xạ.
Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác như: Khó nuốt,yếu chân tay, nói ngọng, rối loạn khác như nhịp tim, tiêu hóa, huyết áp... Gây các triệu chứng như khô miệng, táo bón, bí tiểu, tim đập nhanh, tụt huyết áp...
Ảnh minh họa
Cách phòng ngừa hội chứng Miller Fisher
Bạn có thể loại trừ các tác nhân rủi ro khởi phát hội chứng Miller Fisher như:
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây nhiễm trùng, hạn chế tiếp cận gần với những người đang mắc bệnh.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, che miệng khi ho, hắt hơi;
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khử trùng các bề mặt có nguy cơ nhiễm trùng cao như sàn nhà, tay nắm cửa...
- Tăng cường sức đề kháng tự nhiên thông qua ăn uống đủ chất, sinh hoạt điều độ, tập thể dục hàng ngày để chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Khám sức khỏe định kỳ hoặc chủ động thăm khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường để điều trị kịp thời.
Phát hiện mắc suy thận độ 3 trong 1 lần khám sức khỏe định kỳ, Tiktoker Thiều Thanh Yến cho rằng có thể chính những thói quen không tốt từ ngày còn...
Nguồn: [Link nguồn]