Ngỡ ngàng 6 bộ phận lạ vừa lộ diện trong... cơ thể người

Sự kiện: Sống khỏe

Năm 2019, nhiều thứ tưởng chỉ có trong phim khoa học viễn tưởng đã được giới khoa học chứng minh là tồn tại trong cơ thể con người như đường hầm xuyên xương, cơ bắp bò sát, tế bào trường sinh….

1. Màng… rau câu

Một thứ mỏng manh có cấu tạo y như món rau câu, làm từ 97% là nước, đã được phát hiện bên trong… tai của chúng ta và cả những động vật có vú khác. Nó được gọi một cách hài hước là "màng Jell-O", với Jell-O là tên một loại rau câu nổi tiếng. Lớp màng bí ẩn, chưa từng được biết này, có chức năng tách âm thanh tần số cao khỏi tần số thấp, đưa các sóng âm từ tai đến các thụ thể thần kinh, sau đó sự rung động này mới chuyển thành tín hiệu mà não có thể đọc được.

Tấm màng "rau câu" này chính là thứ giúp con người có thể nghe được âm thanh với khác biệt tinh vi nhất, chỉnh những cây đàn với độ chính xác chỉ bằng một phần nhỏ của một cung.

Màng "rau câu" trong tai - ảnh: MIT Micromechanics Grou

Màng "rau câu" trong tai - ảnh: MIT Micromechanics Grou

2. Đường hầm xuyên xương

Vị giáo sư lừng danh Matthias Gunzer từ Đại học Duisburg-Essen (Đức) đã quyết định… đưa thử chân mình vào máy MRI sau khi phát hiện một hệ thống mao mạch siêu nhỏ trong xương chuột, những thứ chưa từng được xác định trên cơ thể động vật. Đó là điểm khởi đầu cho phát hiện về những "mạch xuyên xương", hay đúng hơn là những "đường hầm bị mất tích" trong cơ thể người, nơi các tế bào miễn dịch đi từ tủy xương – nơi chúng được sinh ra – xuyên qua phần xương cứng và đi vào máu.

3. "Tế bào thần kinh khát"

Dạng tế bào kỳ lạ này cũng được phát hiện nhờ một thí nghiệm ban đầu trên chuột. Chúng nằm ở vùng dưới đồi – vùng não điều chỉnh huyết áp và nhiều hoạt động cơ thể khác. Tế bào thần kinh khác là trung tâm thu nhận tín hiệu từ miệng và ruột của bạn để bảo đảm bạn không uống quá nhiều hoặc quá ít nước. Nghiên cứu đến từ Đại học California ở San Francisco (Mỹ).

Tế bào thần kinh khát - ảnh: UCSF

Tế bào thần kinh khát - ảnh: UCSF

4. Tấm lưới khổng lồ ẩn mình dưới da

Các nhà khoa học từ viện Karolinska ở Thụy Điển đã xác định được "phức hợp thần kinh đệm đau đớn". Nó mới là thứ giúp chúng ta biết đau, chứ không phải tín hiệu truyền tới đầu các dây thần kinh như suy nghĩ trước đây. Cơ quan lần đầu tiên lộ diện này là một tấm lưới rất lớn, bao phủ cơ thể và ẩn dưới da, đan bằng các sợi mảnh hơn tóc vốn là tế bào thần kinh đệm dạng tế bào Schwann. Khoa học đang tìm cách kiểm soát nó, cũng là nhằm kiểm soát các cơn đau do bệnh tật ở con người.

5. Cơ bắp bò sát

Những cơ bắp nhỏ xíu xuất hiện trong bàn tay của các thai nhi vài tuần tuổi không hề giống với cơ bắp con người, mà là tàn tích của vị tổ tiên bò sát đã tuyệt chủng từ rất lâu trên cây sự sống của trái đất.

Cơ bắp bò sát trong tay một em bé 10 tuần tuổi - ảnh: Rui Diogo, Natalia Siomava and Yorick Gitton

Cơ bắp bò sát trong tay một em bé 10 tuần tuổi - ảnh: Rui Diogo, Natalia Siomava and Yorick Gitton

Các cơ bắp bò sát này tưởng chừng đã biến mất khi tổ tiên chúng ta sống ở thời 250 triệu năm về trước, tức lúc động vật có vú hoàn toàn có được bản chất riêng, tách khỏi gia đình bò sát và loài trung gian – những bò sát giống động vật có vú. Ai ngờ, nó vẫn âm thầm tồn tại trong cơ thể người. Tuy nhiên khi thai 13 tuần tuổi, các cơ bắp bò sát đã hoàn toàn biến mất vì bị chính cơ thể hấp thụ mất. Đó là lý do người trưởng thành không có loại cơ kỳ dị này.

6. Tế bào trường sinh

Nghiên cứu các tình nguyện viên có tuổi thọ cực cao – từ 110 tuổi trở lên, các nhà khoa học đã tìm thấy "tế bào trợ giúp T", một dạng tế bào miễn dịch đặc biệt mà chỉ những người cực thọ này có được, giúp họ chống lại virus và các khối u vượt trội so với người bình thường. Từ đó, những người này khỏe mạnh hơn và trường thọ đến khó tin.

Nguồn: [Link nguồn]

Chỉ với 30 giây và 1 chậu nước lạnh, bạn có thể xác định mình khỏe yếu ra sao

Chỉ với một chậu nước đá là bạn đã có thể biết được tuần hoàn máu cơ thể có thực sự tốt không.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo A. Thư ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN