Ngô: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn kẻo "rước họa vào thân"
Ngô có vô vàn lợi ích đối với sức khỏe, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, hỗ trợ phòng chống được nhiều loại bệnh nguy hiểm. Thế nhưng ngô không phải là loại thực phẩm 'lành' với tất cả mọi người.
Ảnh minh họa: Internet
Những lợi ích của ngô đối với sức khỏe
Tốt cho hệ tiêu hóa:
Ngô giàu chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan có thể ngăn sự hấp thụ cholesterol. Mặt khác, chất xơ không hòa tan ngăn ngừa táo bón và các vấn đề về ruột, giảm nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích và tiêu chảy.
Phòng ngừa thiếu máu:
Sự thiếu vitamin B12, axit folic và sắt gây ra chứng thiếu máu. Ngô chứa nhiều các vitamin và khoáng chất cần thiết để tái tạo các tế bào máu này.
Cung cấp năng lượng:
Bắp ngô chứa nhiều carbohydrate, không chỉ cung cấp năng lượng trong cả ngắn hạn và dài hạn, mà còn đảm bảo sự vận hành hiệu quả của não và hệ thần kinh. Bên cạnh đó, ngô được tiêu hóa chậm giúp bạn có được mức năng lượng cân bằng. Các chuyên gia khuyên nên ăn ngô 2 giờ trước khi tập luyện để duy trì mức năng lượng lâu dài.
Cải thiện sức khỏe tim:
Các chất chống ôxy hóa có trong ngô sẽ tăng lên khi được chế biến và giúp duy trì một trái tim khỏe mạnh.
Cải thiện thị lực:
Ngô, đặc biệt là ngô ngọt có chứa chất lutein giúp tăng cường các dây thần kinh thị giác và cải thiện thị lực.
Ngăn ngừa táo bón:
Ngô có chứa nhiều chất xơ hỗ trợ hoạt động của ruột nhằm ngăn ngừa các triệu chứng như táo bón.
Các đặc tính chống ung thư:
Nhiều nghiên cứu cho thấy các chất dinh dưỡng thực vật rất dồi dào trong ngô có khả năng chống lại các tế bào gây ung thư trong cơ thể người.
Hỗ trợ giảm cân:
Ngô sản sinh lượng calo thấp và chứa ít hàm lượng sucrose, do vậy ngô là một loại đồ ăn vặt rất phù hợp cho những người muốn giảm cân.
Giảm viêm:
Viêm là cách cơ thể bạn đối phó với các mối đe dọa như mầm bệnh, gốc tự do, kim loại nặng, chất trung gian độc hại, quá liều, thiếu hụt, kích thích bên ngoài và bất kỳ căng thẳng sinh lý bất lợi nào khác.
Các protein và chất phytochemical có trong ngô có tác dụng bảo vệ cho cơ thể bạn khỏi các tác nhân gây viêm. Các flavonoid như quercetin, naringenin và lutein cùng với anthocyanin cũng ức chế sự kích hoạt của một số gen gây viêm và cơ chế tế bào.
Theo lý thuyết này, chế độ ăn giàu ngô có thể làm giảm táo bón, hen suyễn, viêm khớp, bệnh ruột kích thích và viêm da.
Tăng hàm lượng chất sắt:
Thiếu máu do thiếu sắt trong cơ thể bạn là sự sụt giảm nồng độ hemoglobin. Trẻ thiếu máu có sự phát triển chậm chạp, chậm phát triển nhận thức và hệ thống miễn dịch yếu.
Sắt đóng một vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy và dinh dưỡng. Trong ngô chứa một hàm lượng sắt rất dồi dào, thêm ngô vào chế độ ăn với một hàm lượng thích hợp có thể giải quyết các vấn đề về thiếu máu, đặc biệt là ở trẻ em và phụ nữ. Chất sắt cũng rất cần thiết cho sức khỏe của mắt, tóc và da.
Giảm nồng độ cholesterol xấu (LDL):
Lượng cholesterol xấu tăng lên khi bạn ăn các thực phẩm giàu chất béo. Cholesterol xấu làm tim suy nhược và có thể gây các bệnh tim mạch. Ngô ngọt, giàu vitamin C, carotenoid và bioflavonoid, có lợi đối với sức khỏe tim mạch vì nó hỗ trợ kiểm soát nồng độ cholesterol và cải thiện tuần hoàn máu.
Chứa nhiều khoáng chất:
Ngô chứa nhiều loại khoáng chất bao gồm photpho, magie, mangan, kẽm, sắt và đồng. Ngô cũng chứa các khoáng vi lượng như selen. Photpho hỗ trợ việc điều hòa sự phát triển bình thường của cơ thể, hỗ trợ sức khỏe xương và thận. Magie giúp duy trì nhịp tim ổn định và tăng cường sức khỏe xương.
Những 'đại kỵ' cần lưu ý khi ăn ngô Khiến bệnh tiểu đường nặng thêm
Ngô chứa nhiều carbohydrate, dẫn tới sự gia tăng lượng đường trong máu. Ăn nhiều ngô khiến lượng đường trong máu tăng cao. Do đó, thực phẩm này không thích hợp với những người bị bệnh tiểu đường.
Đầy hơi
Ngô chứa lượng tinh bột lớn do đó nếu ăn quá nhiều sẽ sản sinh khí trong ruột, làm đầy bụng, đầy hơi.
Dị ứng
Một số người bị dị ứng với ngô sẽ có hiện tượng phát ban, sung màng nhầy, nôn mửa, nghiêm trọng hơn là lên cơn hen, sốc phản vệ khi ăn ngô. Do đó, nếu ăn ngô và thấy cơ thể có những biểu hiện dị ứng, bạn nên dừng lại ngay và đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Gây sâu răng
Ngô chứa lượng lớn đường nên có thể gây sâu răng ở một số người. Tuy nhiên, điều này là không phổ biến.
Gây bệnh nứt da
Khi ăn quá nhiều ngô, bạn dễ bị nứt da, đặc biệt là ở chân tay. Nguyên nhân là ngô các axit amin như lysine, tryptophan và niacin – giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nứt da.
Gây bệnh mãn tính
Thành phần chủ yếu của ngô là tinh bột. Ngô rất nghèo các axit béo có lợi cho cơ thể như omega-3, trong khi đó lại quá dư thừa omega-6. Tỷ lệ omega-6 và omega-3 tốt nhất là 1:1, trong khi đó ngô lại cung cấp theo tỷ lệ 25:1 – điều này gây nên các bệnh mãn tính khi ăn ngô quá nhiều.
Kích hoạt bệnh tự miễn
Các protein trong ngô là gluten. Chất này có thể sẽ phá vỡ niêm mạc ruột và gặp các vấn đề trong hệ thống tiêu hóa khi bạn ăn quá nhiều. Nhất là ăn ngô sống có thể dẫn tới việc tiêu chảy, viêm đường ruột.
Ngoài ra, ngô chứa một loại protein tên là lectit. Cơ thể chúng ta không thể tiêu hóa được lectit. Ăn quá nhiều ngô tức chúng ta bắt cơ thể hấp thu một lượng lớn lectit và sẽ gây kích ứng ruột, dẫn tới viêm ruột.
Những người không nên ăn ngô
Người thiếu canxi, sắt:
Trong lương thực thô có chứa axit phytic và chất xơ, kết hợp với nhau tạo thành chất kết tủa, gây cản trở việc cơ thể hấp thụ khoáng chất.
Khả năng miễn dịch kém:
Ăn nhiều chất xơ sẽ làm cản trở việc bổ sung protein, tỷ lệ sử dụng chất béo giảm, gây tổn hại đến chức năng của xương, tim, máu…, từ đó làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
Hoạt động thể lực nặng:
Giá trị dinh dưỡng của lương thực thô thấp, ít năng lượng, không thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho những người lao động thể lực nặng.
Người già và trẻ nhỏ:
Do chức năng tiêu hóa của người già đã suy yếu, còn của trẻ em chưa hoàn thiện, nên việc tiêu hóa lượng lớn chất xơ có trong các loại lương thực này tạo gánh nặng rất lớn cho dạ dày.
Thanh thiếu niên đang ở tuổi dậy thì:
Lương thực thô không những cản trở sự hấp thụ cholesterol và chuyển đổi nó thành hormone, mà còn gây trở ngại cho việc hấp thu và sử dụng các nguyên tố dinh dưỡng.
Chức năng tiêu hóa kém:
Nhóm người này nếu ăn quá nhiều chất xơ sẽ tạo gánh nặng lớn cho dạ dày.
Người có bệnh về hệ tiêu hóa:
Bệnh nhân xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản hay loét dạ dày, tiếp nạp lượng lớn lương thực thô dễ gây giãn nứt tĩnh mạch và chảy máu dạ dày.
Nguồn: [Link nguồn]
Một số loại thực phẩm rất bổ dưỡng nhưng lại trở thành chất độc hại cho sức khỏe con người nếu ăn vào bữa sáng.