Nghiên cứu vaccine COVID-19 cho bệnh nhân ung thư

Sự kiện: Vắc-xin COVID-19

Bệnh nhân ung thư có tỷ lệ tử vong liên quan đến COVID-19 cao hơn, nhưng rất ít bệnh nhân mắc bệnh ung thư được tham gia vào các nghiên cứu thử nghiệm vaccine COVID-19 trước đó.

Hiện có 2 vaccine mRNA (Pfizer-BioNTech và Moderna) và 2 vắc-xin dựa trên adenovirus (Oxford - AstraZeneca và Johnson & Johnson) cho các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng giả dược giai đoạn 3 (RCTs) cho thấy một kết quả ấn tượng, làm giảm các triệu chứng nặng do COVID-19 ở bệnh nhân ung thư.

Nghiên cứu vaccine COVID-19 cho bệnh nhân ung thư - 1

Trong trường hợp không có chống chỉ định (ví dụ như dị ứng nghiêm trọng) việc tiêm vắc-xin COVID-19 cho bệnh nhân ung thư có thể được tiến hành.

Hiệu quả về tính an toàn lâu dài của các vắc-xin này cần sự giám sát cẩn thận với những bệnh nhân bị ung thư sau khi tiêm vắc-xin. Bởi nhóm bệnh nhân này có nguy cơ cao đối với các tác dụng độc hại đồng thời hoặc hiệp đồng sau khi hóa trị.

Trong trường hợp không có chống chỉ định (ví dụ như dị ứng nghiêm trọng), Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ cho rằng, việc tư vấn cẩn thận để tiêm vắc-xin COVID-19 cho bệnh nhân ung thư có thể được tiến hành. Cơ quan quản lý ở Vương quốc Anh cho rằng ưu tiên tiêm chủng COVID-19 ở những bệnh nhân mắc bệnh ung thư cụ thể.

Ngoài sự cấp thiết trong việc tiêm chủng cho những bệnh nhân dễ bị tổn thương do COVID-19 mắc bệnh ung thư, việc tiêm chủng COVID-19 cho những người chăm sóc họ cũng rất quan trọng. 

Nguồn: [Link nguồn]

Sau tiêm vắc-xin COVID-19: Không cần kiêng nhưng phải theo dõi

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, các triệu chứng thường gặp sau tiêm chủng như đau, đỏ hoặc sưng ở vị...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Sơn ([Tên nguồn])
Vắc-xin COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN