Nghiên cứu mới nhất: Bệnh nhân sa sút trí tuệ có nguy cơ mắc COVID-19 cao gấp 2 lần
Những bệnh nhân bệnh lý nền như ung thư, tiểu đường, viêm phổi,… khi mắc COVID-19 có khả năng bị bệnh nặng và tử vong cao hơn người bình thường. Một nghiên cứu gần đây phát hiện thêm 1 đối tượng được thêm vào danh sách: Những người mắc hội chứng sa sút trí tuệ.
Một nghiên cứu được công bố vào ngày 9 tháng 2 trên tạp chí Alzheimer & Dementia - tạp chí của Hiệp hội bệnh Alzheimer – cho rằng, những người bị sa sút trí tuệ có nguy cơ mắc COVID-19 và bị bệnh nặng cao gấp 2 lần người bình thường. Sa sút trí tuệ là một thuật ngữ chung cho sự suy giảm khả năng tâm thần — bao gồm trí nhớ, lý luận và các kỹ năng tư duy khác — đủ nghiêm trọng để cản trở cuộc sống hằng ngày.
Theo nghiên cứu, những người cao tuổi, sống trong viện dưỡng lão và mắc các bệnh về hen suyễn, tiểu đường, tim mạch và béo phì là những yếu tố nguy cơ gây ra COVID-19. Nhưng ngay cả sau khi điều chỉnh các yếu tố đó, họ phát hiện ra rằng những người bị sa sút trí tuệ vẫn có nguy cơ mắc COVID-19 cao gấp đôi so với người bình thường. Và liên quan đến bệnh nghiêm trọng đối với bệnh nhân mất trí nhớ, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trong vòng 6 tháng đầu tiên của đại dịch, số lượng người nhập viện cao gấp 2,2 lần và số người tử vong cao hơn 4,4 lần người bình thường.
Các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng những người da đen bị COVID-19 và chứng mất trí nhớ có nguy cơ nhập viện cao hơn gấp 3 lần so với những người da trắng mắc cả hai bệnh. Tuy nhiên, họ không tìm thấy sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân da đen và da trắng, và thừa nhận rằng số ca tử vong được phân tích là quá nhỏ để đưa ra kết luận chính xác.
Không thể phủ nhận rằng bất bình đẳng chủng tộc và đặc quyền của người da trắng ảnh hưởng đến sức khỏe và những quyền lợi chăm sóc sức khỏe hằng ngày. Những người da đen, người bản địa và người da màu ở Hoa Kỳ trải qua nhiều bệnh tật hơn, kết quả bệnh tồi tệ hơn và tử vong sớm với người da trắng. Đó là một vấn đề phức tạp, với nhiều yếu tố.
Bên cạnh đó, dữ liệu chỉ phản ánh những người đã kết nối với hệ thống chăm sóc sức khỏe và do đó không bao gồm những bệnh nhân khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe do xã hội bị cô lập, hoặc khó khăn về tài chính.
Nếu bệnh nhân mắc chứng sa sút trí tuệ, việc đeo khẩu trang và tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Hơn nữa, nếu tình trạng của họ cần người chăm sóc tiếp xúc gần gũi, việc tiếp xúc gần sẽ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Sáng 19/2 tại trường THPT Phan Huy Chú (Đống Đa, Hà Nội), Trung tâm Y tế quận Đống Đa lấy mẫu xét nghiệm nhanh COVID-19 cho...
Nguồn: [Link nguồn]