Nghiên cứu mới: Covid-19 có thể lây nhiễm ở khoảng cách 4,5m
Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra Coronavirus có thể tồn tại trong không khí ít nhất nửa giờ, sống nhiều ngày trên một số bề mặt và lan truyền trong khoảng cách 4,5m.
Đeo khẩu trang để phòng ngừa Covid-19
Theo South China Morning Post (SCMP), nghiên cứu của các nhà dịch tễ học của chính phủ Trung Quốc thách thức lời khuyên của các cơ quan y tế, những tổ chức đã khuyến cáo giữ khoảng cách an toàn từ 1 đến 2m trong không gian công cộng để tránh lây nhiễm Covid-19.
“Có thể khẳng định rằng, trong một môi trường kín có điều hòa không khí, khoảng cách lây truyền của coronavirus chủng mới sẽ vượt quá khoảng cách an toàn thường được công nhận”, các nhà nghiên cứu đã viết trong một bài báo đăng trên tạp chí Thực hành phòng ngừa y học Trung Quốc vào thứ Sáu tuần trước.
Các nhà nghiên cứu từ tỉnh Hồ Nam cho biết, họ phát hiện ra rằng virus có thể tồn tại nhiều ngày trên một bề mặt, tùy thuộc vào môi trường. Ví dụ, ở 98 độ, nó có thể tồn tại 2 đến 3 ngày trên thủy tinh, vải, kim loại, nhựa hoặc giấy. Virus cũng có thể tồn tại hơn 5 ngày trong phân người hoặc chất dịch cơ thể.
Theo SCMP, các nhà khoa học dựa trên phát hiện của họ về trường hợp một người nhiễm virus đã đi trên chiếc xe buýt đường dài 48 chỗ vào ngày 22/1 để rồi cuối cùng đã lây nhiễm cho 13 người.
Các nhà nghiên cứu cho biết, đoạn phim giám sát cho thấy người bệnh đã không tương tác với những hành khách khác trong suốt chuyến đi dài 4 giờ đồng hồ, nhưng một vài hành khách ngồi cách xa sáu hàng ghế, tương đương với khoảng cách 4,5m đã bị lây nhiễm.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, một hành khách khác đã bị dính virus, mặc dù lên xe sau khi người bệnh và những hành khách khác bị lây nhiễm đã xuống xe được khoảng 30 phút. Có thể người này đã hít phải những hạt nhỏ do nhóm đầu tiên thở ra.Người mang mầm bệnh đầu tiên sau đó đã lên một chiếc xe buýt khác, và lây nhiễm virus cho 2 người khác, cũng ngồi cách khoảng 4,5m.
Nghiên cứu cho biết:”Lý do có thể là trong một không gian hoàn toàn kín, luồng không khí chủ yếu được luân chuyển bởi hơi nóng do điều hòa tạo ra. Sự gia tăng của không khí nóng có thể vận chuyển các giọt chứa virus đến một khoảng cách lớn hơn.”
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đeo khẩu trang, vì không một hành khách nào trong cả 2 chiếc xe buýt kể trên đeo khẩu trang mà bị nhiễm bệnh.
Theo SCMP, các nhà khoa học khuyến cáo:”Khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng kín, như: tàu điện ngầm, ô tô, máy bay, v.v., bạn nên đeo khẩu trang mọi lúc, đồng thời giảm thiểu sự động chạm vào các khu vực công cộng, và tránh sờ tay lên mặt trước rửa tay sạch sẽ”.
Các nhà khoa học cũng đề nghị cải thiện tình trạng vệ sinh trên các phương tiện giao thông công cộng, bao gồm việc làm sạch nội thất một hoặc hai lần/ngày và điều chỉnh điều hòa để đảm bảo càng nhiều không khí trong lành càng tốt.
Tuy nhiên, họ vẫn chưa thể giải đáp tại sao hành khách ngồi ngay bên cạnh người bị phơi nhiễm nặng nhất lại không bị nhiễm bệnh.
Một trong những nhà nghiên cứu cho biết:”Kiến thức của chúng tôi về virus này vẫn còn hạn chế.”
Nguồn: [Link nguồn]
Những việc hành khách đi phương tiện giao thông công cộng và phương tiện sử dụng ứng dụng kết nối cần thực hiện để...