Làm điều này mỗi ngày giúp giảm nhồi máu não và nhồi máu cơ tim
Nhồi máu não, nhồi máu cơ tim hay các bệnh nguy hiểm khác thường xảy đến khi bạn bị căng thẳng tột độ.
Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, áp lực sẽ khiến con người béo lên, khả năng miễn dịch kém, có thể dẫn đến nhồi máu não, nồi máu cơ tim và các bệnh nguy hiểm khác. Ngoài ra, căng thẳng còn tiết hormone làm giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ ung thư. Và để giảm thiểu những nguy cơ về sức khỏe này, nghiên cứu của đại học Harvard đã chỉ ra, chúng ta hoàn toàn có thể thiết lập những thói quen này mỗi ngày:
1. Ngâm tay trong nước ấm
Bạn cảm thấy việc chuẩn bị một chậu nước phù hợp để ngâm chân hằng ngày có vẻ hơi phiền phức? Vậy thì hãy thử ngâm tay trong nước ấm, nhiệt độ khoảng 40 độ C trong 10 phút mỗi ngày để cải thiện chức năng thần kinh phó giao cảm ở các ngón tay và giúp cơ thể thư giãn.
Đặc biệt, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sau tuổi 30 đối với nam và 40 đối với nữ, hoạt động của dây thần kinh phó giao cảm sẽ giảm mạnh. Tức là dây thần kinh giao cảm luôn khiến ta cảm thấy căng thẳng, dẫn đến lo lắng, bồn chồn cả ngày, tuần hoàn máu kém, khả năng miễn dịch suy yếu khiến nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tăng cao.
2. Làm việc tốt 5 lần/ngày
Theo nghiên cứu, chỉ cần 5 hành động tử tế mỗi ngày là chỉ số hạnh phúc của cơ thể sẽ tăng cao. Ví dụ như để rác đúng nơi quy định, viết thư cảm ơn, nhường ghế khi tham gia giao thông công cộng, giúp đỡ người qua đường, hiến máu… Cụ thể hơn, thực hiện 5 điều tốt mỗi ngày trong 6 tuần liên tiếp có thể tăng cảm giác hạnh phúc của chính bản thân và dễ dàng lan tỏa sự hạnh phúc đến với mọi người.
3. Giữ thẳng lưng
Nghiên cứu của đại học Harvard chia các đối tượng thành hai nhóm và duy trì các chuyển động khác nhau trong 2 phút. Kết quả cho thấy, những người luôn giữ lưng ở tư thế thẳng ít bị căng thẳng hơn rất nhiều. Ngoài ra, hành động này còn tác động lớn đến não bộ và cơ thể, giúp con người tăng thái độ tích cực và nâng cao cảm giác tự tin.
4. Thư giãn
Luôn cảm thấy lo lắng vì công việc không suôn sẻ hay không có ý tưởng hay trong công việc? Tại sao bạn không dừng lại một chút, thư giãn đầu óc để nạp lại nguồn cảm hứng cho bản thân mình. Khi nghĩ đến những điều khó khăn, thùy trán và các bộ phận khác của não sẽ là trung tâm hoạt động, tuy nhiên hiệu quả của các bộ phận não khác sẽ bị giảm sút. Do đó, hãy dành chút thời gian giữa ngày để ngắm nhìn khung cảnh bên ngoài cửa sổ mà không vướng bận bất cứ điều gì, thả lỏng trong vòng 2-3 phút sẽ giúp công việc của bạn hiệu quả hơn.
5. “Bật công tắc” cho não bộ
Luôn thiếu động lực, trì hoãn công việc và kết quả là áp lực ngày càng lớn hơn? Khi bạn không có động lực, bạn có thể tự “bật công tắc” cho não bộ để não tiết ra dopamine và động lực làm việc. Tiểu thuyết gia Haruki Murakami có thói quen ngồi vào bàn làm việc 4 đến 5 tiếng mỗi ngày kể cả khi ông chưa quyết định viết gì.
Nhiều người vẫn nghĩ rằng, khi tuổi còn trẻ, khả năng bị đột quỵ khó có thể xảy ra. Nhưng trên thực tế, căn bệnh...
Nguồn: [Link nguồn]