"Nghiện" ăn cá "sạch", người đàn ông có hàng nghìn con sán lúc nhúc trong đường mật

Ông Tr. cho biết, ông từng là ngư dân tự đánh bắt cá “sạch” nên thường xuyên ăn gỏi cá, ốc.

Bác sĩ Phạm Trường Giang – Trưởng Khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Bưu điện - cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhân Vũ Văn Tr. (Thủy Nguyên, Hải Phòng) được các bác sĩ của Bệnh viện Bưu điện (Hà Nội) phẫu thuật điều trị sỏi mật, loại bỏ hàng nghìn con sán lá gan ở trong đường mật.

Ông Tr. nhập viện trong tình trạng đau bụng dưới sườn phải, sốt, vàng da. Do là ngư dân nên thường xuyên ăn gỏi cá, ốc.

Ông Tr. nhập viện trong tình trạng đau bụng dưới sườn phải, sốt, vàng da

Ông Tr. nhập viện trong tình trạng đau bụng dưới sườn phải, sốt, vàng da

Theo bác sĩ Phạm Trường Giang việc thường xuyên ăn gỏi, cá sống, ăn ốc có thể là nguyên nhân chính dẫn đến việc trong đường mật của ông có quá nhiều sán lá gan, sau đó khiến ông Tr. bị sỏi gan, sỏi ống mật chủ và nhiễm trùng đường mật do sỏi.

Vì vây, các bác sĩ đã phẫu thuật cho ông Tr, lấy hết sỏi trong ống mật chủ và tán sỏi gan, bơm rửa làm sạch đường mật.

Hai ngày sau phẫu thuật, sức khỏe của ông Tr. đã hồi phục. Tuy nhiên, ông Tr. cần phải tiếp tục điều trị bệnh lý sán lá gan tại Bệnh viện trong thời gian tới vì có quá nhiều sán trong cơ thể.

Sau phẫu thuật ông Tr. khẳng định, sẽ bỏ thói quen ăn gỏi cá, thịt sống, đồng thời, khuyên người thân trong gia đình chủ động bảo vệ sức khỏe, không duy trì thói quen ăn gỏi, thịt sống gây hại cho cơ thể.

Thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà - Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, sán lá gan nhỏ là bệnh do một loại sán có tên là Clonorchis sinensis (thường thấy ở các tỉnh phía Bắc) hoặc Opisthorkis viverrini (thường thấy ở các tỉnh miền Trung) kí sinh ở ống mật gây nên.

Mắc sán lá gan, bệnh nhân còn bị đau âm ỉ vùng gan.

Mắc sán lá gan, bệnh nhân còn bị đau âm ỉ vùng gan.

Tại Việt Nam, bệnh sán lá gan nhỏ đã được xác định phân bố ít nhất ở 18 tỉnh, thành phố: Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hà Tây, Hòa Bình, Hà Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Đăk Lăk, Gia Lai, có nơi tỷ lệ nhiễm tới 37% như ở Nam Định, Phú Yên.

Gọi là sán lá gan nhỏ bởi sán trưởng thành chỉ dài 10-20mm và rộng 2-4mm, kích thước này nhỏ hơn nhiều so với kích thước của loài sán lá gan lớn. Sán lá gan nhỏ ký sinh ở gan gây ra những tổn thương nghiêm trọng, thường xuyên gây kích thích với gan, chiếm thức ăn và gây độc.

Mắc sán lá gan, bệnh nhân còn bị đau âm ỉ vùng gan (đôi khi rất dữ dội), vàng da nhẹ, phân có thể trắng, nước tiểu vàng sẫm. Nếu sán ký sinh đầy ống mật chủ hoặc các đường mật trong gan thì có thể gây tắc mật hoàn toàn. Bệnh không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể dẫn đến xơ gan và tử vong.

Thạc sĩ Hà cho biết để phòng ngừa bệnh sán lá gan, tuyệt đối không ăn cá chưa nấu chín như: gỏi cá, cá rán hoặc nấu chưa chín dưới mọi hình thức.

Nguồn: [Link nguồn]

6 dấu hiệu bạn đã bị nhiễm giun sán

Giun sán sống ký sinh trong cơ thể có thể gây ra nhiều triệu chứng đau đớn khó chịu, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng…

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN