Nghe tiếng ho bắt bệnh

Tất cả chúng ta thỉnh thoảng đều bị ho, nhất là khi thời tiết chuyển mùa hay khi bạn bị cảm lạnh.

Thông thường cơn ho sẽ tự hết và không có gì phải lo lắng. Nhưng khi bạn ho dữ dội, có thể bạn sẽ nghe được những lời nhận xét đầy “cảm xúc” của những người xung quanh: “Ê, sao ho nghe thấy ghê quá vậy!”.

Nghe tiếng ho bắt bệnh - 1

Những âm thanh bạn phát ra khi bị ho có thể tiết lộ nguyên nhân của nó (ảnh minh họa)

Thực sự những âm thanh bạn phát ra khi bị ho có thể tiết lộ nguyên nhân của nó. Điều bạn cần là lắng nghe “tiếng ho” của mình để có thể bắt bệnh kịp thời.

Ho như đang sủa

Cơn ho phát ra âm thanh như đang sủa, tiếng ho chát chúa, khô khốc và khác biệt so với những cơn ho khác. Cơn ho này thường nặng hơn vào ban đêm, và trong một số trường hợp khiến cho cổ họng và khí quản bị sưng và thu hẹp lại. Thủ phạm chính của cơn ho này là do virus lây lan gây viêm, phù nề thanh quản.

Ho rát giọng, ho khan

Ho rát giọng, ho khan là ho không có đờm hoặc chất nhầy. Ho khan thường do tình trạng viêm của họng hoặc do viêm đường hô hấp trên. Ho khan có thể là triệu chứng của bệnh cảm lạnh, cúm, kèm theo đó bạn thường bị hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi. Bệnh ho khan cấp tính thường tự khỏi sau một tuần.

Ho ướt, ho khạc đờm

Ho có đờm là ho thường kèm với tình trạng khạc ra chất nhầy hoặc đờm từ phổi hoặc họng. Trong hầu hết các trường hợp, ho có đờm là triệu chứng của bệnh lý cảm lạnh thông thường hoặc bệnh cúm. Đờm thường tích tụ ở trong phổi hoặc được dẫn lên họng. Đến giai đoạn này, cơ thể phải tống những chất nhầy này ra khỏi phổi hoặc họng, đó chính là ho có đờm.

Ho khò khè, rít như tiếng còi xe

Bạn đang cảm lạnh được vài ngày và giờ đây cơn ho có tiếng khò khè và tiếng rít. Nguyên nhân có thể là do viêm tiểu phế quản, những đường ống dẫn khí nhỏ nhất ở phổi. Khi những đường ống này bị sưng và chứa đầy dịch nhầy, bạn sẽ bị khó thở.

Vì sao bạn bị ho và ngứa họng?

Hầu hết những cơn ho và ngứa họng đều có liên quan đến những rối loạn của chất nhầy. Bạn cứ hình dung cổ họng của chúng ta giống như một cái ống chứa đầy dịch nhầy. Dịch nhầy này là hàng rào bảo vệ cổ họng, chống lại các tác nhân kích thích từ trong không khí mà bạn hít vào hàng ngày như bụi, các vi sinh, các loại khí… Thông thường, chất nhầy này như một hiệp sĩ bảo vệ “cô nàng” đường hô hấp bằng cách bẫy những mảnh vụn lạ từ bên ngoài, virus, vi khuẩn và làm sạch chúng khỏi đường dẫn khí.

Nghe tiếng ho bắt bệnh - 2

Hầu hết những cơn ho và ngứa họng đều có liên quan đến những rối loạn của chất nhầy (ảnh minh họa)

Nhưng khi đường hô hấp bị nhiễm trùng, “hiệp sĩ” chất nhầy không chống đỡ nổi virus và vi khuẩn, khả năng làm sạch không khí thở và làm sạch đường hô hấp bị giảm sút. Hậu quả dẫn đến tích tụ chất nhầy, gây nhiễm trùng và viêm đường hô hấp do cung cấp môi trường cho vi khuẩn phát triển. Điều này là nguyên nhân khiến bạn bị ho, khó thở, ngứa họng và có đờm do chất nhầy gây bít đường dẫn khí.

Làm gì để tống xuất chất nhầy?

Để có thể kiểm soát sự tiết nhầy và tống xuất chất nhầy hiệu quả, cần lựa chọn trị liệu giúp tăng tống xuất hoặc chống nhiễm trùng đường hô hấp. Qua nghiên cứu cho thấy, người bệnh có thể sử dụng thuốc long đàm chứa hoạt chất Ambroxol để đưa chất nhầy ra khỏi phổi.

Thuốc long đàm có thể dùng để đưa chất nhầy ra khỏi phổi. Trong đó, thuốc long đàm chứa hoạt chất Ambroxol phổ biến và hiệu quả trong việc làm giảm ho đờm cấp tính. Sử dụng thuốc long đàm ở dạng  viên ngậm có nhiều  ưu điểm đáng kể,  không những giúp tống xuất chất nhầy và đờm gây ho, mà còn mà còn giúp làm dể chịu cổ họng thông qua tác động xoa dịu của dang viên ngâm trong khi dạng viên nén không có tác dụng xoa dịu tại chổ.

Nghe tiếng ho bắt bệnh - 3

PGS.TS.BS. Lâm Huyền Trân
Trưởng khoa Tai Mũi Họng  - BV Nguyễn Tri Phương

Bạn khó chịu với những cơn ho đờm?

Tìm ngay giải pháp với chuyên gia tai mũi họng – PGS.TS.BS. Lâm Huyền Trân tại đây.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN