Ngày uống nửa lít rượu, người đàn ông bị viêm tụy cấp suýt chết

Người đàn ông này có thói quen sử dụng rượu nhiều năm nay, trung bình mỗi ngày 500 ml rượu.

Các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực Nội - Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí vừa cấp cứu thành công một trường hợp người bệnh bị viêm tuỵ cấp, sốc nhiễm khuẩn diễn biến nhanh hiếm gặp.

Người bệnh có tiền sử uống rượu đã nhiều năm. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này.

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu do uống quá nhiều rượu. 

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu do uống quá nhiều rượu. 

Người bệnh P. M. C., sinh năm 1964, thị xã Quảng Yên vào viện do đau quặn bụng tại nhà đã 2 ngày, ăn uống, đi lại khó khăn. Người bệnh đã được nhập viện khoa Nội tiêu hoá điều trị, tuy nhiên 2 tiếng sau nhập viện, người bệnh đột ngột xuất hiện sốc.

Bệnh nhân mệt nhiều, đau bụng, thở nhanh nông, nổi vân tím toàn thân, vã mồ hôi, mạch nhanh 160 lần/phút, huyết áp tụt 60/40 mmHg. Ngay lập tức người bệnh được hội chẩn liên chuyên khoa tiêu hoá và hồi sức xác định tình trạng sốc nhiễm khuẩn trên nền người bệnh viêm tuỵ cấp có biến chứng suy đa tạng.

Xét nghiệm cho thấy Creatinin thận tăng 165.57µmol/l, lactat máu 4.49 mmol/l, Pro BNP tăng hơn 9 lần lên 4.267 pg/ml (Chỉ số bình thường < 450 pg/ml). Người bệnh nhanh chóng được hồi sức chống sốc, lọc máu cấp cứu.

Trong quá trình lọc máu người bệnh vẫn tiếp tục diễn tiến nặng, huyết áp tiếp tục tụt 86/62 mmHg, mạch 114 lần/phút. Người bệnh tiếp tục được vận mạch, nâng huyết áp, điều trị tích cực.

Qua khai thác tiền sử, người bệnh có thói quen sử dụng rượu nhiều năm nay, trung bình mỗi ngày 500 ml rượu. Và đây là lần đầu tiên người bệnh bị viêm tuỵ cấp.

Các bác sĩ cho biết, đây là một trường hợp viêm tụy cấp, sốc nhiễm khuẩn diễn biến nhanh rất ít gặp. Bởi sốc do nhiễm khuẩn nhu mô tụy nặng thường xảy ra ở tuần thứ 3 kể từ lúc bắt đầu có dấu hiệu viêm tuỵ. Tuy nhiên trường hợp người bệnh C. đã diễn biến ngay ở ngày thứ 2.

Rất may mắn sau 1 ngày được cấp cứu và điều trị tích cực tại bệnh viện, người bệnh đáp ứng tốt và qua cơn nguy kịch. Sức khoẻ người bệnh dần ổn định.

Các bác sĩ khuyến cáo người dân cần hạn chế sử dụng rượu bia. Nếu có thể, tốt nhất không sử dụng rượu, bia. Với những người có thói quen uống rượu bia cần hết sức cảnh giác với tình trạng viêm tuỵ cấp.

Mọi người cũng cần chú ý đến những triệu chứng thường gặp như: Đau bụng thượng vị (không có ợ hơi, ợ chua vì đây là dấu hiệu của đau dạ dày) cần đến viện ngay.

Vì nếu tình trạng sốc diễn ra ngoài viện không được cấp cứu, điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến tổn thương suy đa tạng khó phục hồi, nguy cơ để lại di chứng suy đa tạng như suy thận, suy thận mạn, suy tim, nang giả tuỵ… mà hậu quả nặng nề nhất là tử vong.

Thường xuyên làm bạn với “ma men”, người đàn ông bị thủng tạng

Uống rượu nhiều năm, ông H. được chẩn đoán bị thủng tạng rỗng trên nền thiếu thiếu máu nặng, suy tim, suy thận, xơ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN