Ngày Tết, người bị mỡ máu, bệnh gout nên ăn uống thế nào?
Người bị bệnh gout (gút), người mỡ máu thường rất băn khoăn khi lựa chọn thực phẩm ngày Tết.
Chế độ ăn cho người bị mỡ máu
Theo TS. BS. Nghiêm Nguyệt Thu – Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mâm cơm ngày Tết thường có nhiều món ăn, cầu kì hơn những ngày bình thường, các món xào, chiên, rán, nướng khi dùng nhiều dầu mỡ thường rất hấp dẫn.
Chính vì ngon miệng, mọi người thường ăn khá nhiều, trong khi ăn nhiều lượng chất béo, và dầu mỡ khi chiên rán ở nhiệt độ cao, sử dụng nhiều lần làm thay đổi chất lượng do bị biến đổi cấu trúc và không có lợi cho sức khỏe.
(Ảnh minh họa).
Một số món xào sử dụng tim, gan, cật làm lượng cholesterol máu tăng cao.
Ngoài ra, mâm cơm ngày Tết thường có rất nhiều món ăn nhiều mỡ động vật như canh măng nấu chân giò, thịt đông, giò thủ (giò xào)...
Người rối loạn mỡ máu không nên ăn nhiều thực phẩm nhiều chất béo, và không ăn quá no, tránh thừa năng lượng. Khuyến khích ăn các món rau, món nộm, hoặc các loại rau làm salad trộn.
Bát canh bóng nên nấu thêm nhiều loại rau như su hào, cà rốt, súp lơ làm chân tẩy, nấu nước dùng ít béo, thêm chút tôm, giò nạc, cũng là món ăn tốt cho sức khỏe.
Ngày Tết, món cá cũng mang lại lợi ích cho người bị tăng mỡ máu.
Chế độ ăn cho người bệnh gout
Sau một bữa tiệc rượu, bia và nhiều loại thịt các loại, các loại nước xương hầm có thể làm khởi phát một đợt cấp, khiến các khớp gối của người bệnh gout mạn đau, sưng tấy, dẫn đến đi lại khó khăn trong những ngày Tết.
Để phòng ngừa đợt cấp tiến triển này, người bệnh gout nên hạn chế dùng nhiều bia, rượu, ăn một lượng vừa phải chất đạm có nguồn gốc động vật, thủy hải sản.
Đặc biệt các loại nước dùng chế biến từ xương, thịt hầm, chỉ nên ăn vừa phải vì nhân purin trong thực phẩm sẽ hòa tan vào nước, làm tăng lượng purin trong chế độ ăn.
Khi bị gout, nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như: Các loại cam, quýt, bưởi, và các quả chín khác và nhớ uống nhiều nước.
Duy trì vận động, tối thiểu 30 phút mỗi ngày, các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe hoặc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Các khối bã thức ăn này thường là do khối thức ăn không tiêu hóa được bị vón cục lại trong dạ dày rồi di chuyển xuống ruột non tạo thành một cái “nút”...
Nguồn: [Link nguồn]