Ngày nào cũng ăn 5 thực phẩm này chẳng khác nào bạn đang tự 'kích hoạt' tế bào ung thư

Để phòng ngừa ung thư thì việc điều chỉnh chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng, và đặc biệt cần tránh những thực phẩm gây ung thư hàng đầu.

“Bệnh từ miệng mà ra” là câu nói của người xưa để khuyên răn sự cẩn trọng khi ăn uống, nói năng nhằm tránh được tai họa, bệnh tật không đáng có, đến nay quả không sai.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm chúng ta dùng hàng ngày có tác động rất lớn tới sức khỏe. Nếu bạn lạm dụng những loại thực phẩm gây hại cho cơ thể trong một thời gian dài, thì việc bệnh là khó tránh khỏi, chưa kể đến ung thư là điều sớm hay muộn.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, để phòng ngừa ung thư thì việc điều chỉnh chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng. WHO khuyến cáo 5 loại thực phẩm gây ung thư hàng đầu đó là:

Ngũ cốc bị nấm mốc

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ngũ cốc nấm mốc là do bảo quản. Tại Việt Nam, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nên nguy cơ nấm mốc ngày càng cao. Các loại hạt như lạc, vừng, ngô, gạo… khi nấm mốc sản sinh ra độc tố aflatoxin là thủ phạm gây ung thư gan.

Độc tố trong ngũ cốc bị nấm mốc nguy hiểm là không bị tiêu diệt bởi nhiệt hay rửa trôi. Nhiều người thấy lạc, ngô mốc đem đãi rửa về tiếp tục nấu lên ăn, tuy nhiên điều này vẫn có nguy cơ nhiễm aflatoxin. Độc tố này phá hủy tế bào gan gây ung thư gan.

Thịt chế biến sẵn

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Các thực phẩm thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, thịt xông khói, salami, nem chua, lạp xưởng... chứa nhiều muối và các hóa chất gây ung thư như nitrat và nitrit nếu lạm dụng. Ngay cả thịt hun khói tự nhiên cũng chứa hắc ín gây hại khi lạm dụng. Các nghiên cứu cho thấy ăn thịt chế biến sẵn hàng ngày làm tăng 22% khả năng mắc bệnh ung thư. WHO khuyến cáo ăn nhiều thịt đỏ chế biến (processed meat), cụ thể là 50g thịt mỗi ngày, làm tăng nguy cơ ung thư ruột tới 18%.

Thực phẩm được bảo quản bằng muối

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

WHO cho biết những thực phẩm được bảo quản bằng muối có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng, tăng nguy cơ ung thư dạ dày do phá hủy lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày và tăng sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori.

Ngoài ra, chế độ ăn thừa muối cũng làm tăng nguy cơ béo phì, tăng huyết áp và các bệnh tim mạch có liên quan, gây suy tim, suy thận và suy gan...

Thực phẩm đóng hộp

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thực phẩm đóng hộp chứa nhiều muối, cộng thêm với việc các lon được làm từ những nguyên liệu có chứa hóa chất có hại. Hóa chất Bisphenol-A (BPA) sẽ ngấm vào thực phẩm. BPA là một chất có thể gây rối loạn hormone, hệ nội tiết từ đó gây xáo trộn sự chuyển hóa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh sản, tăng trưởng, đến nhiễm sắc thể và não, làm rối loạn chức năng thần kinh, gây ung thư, dẫn đến các bệnh về tim mạch, dậy thì sớm, béo phì, vô hiệu hóa tiến trình hóa trị ở những bệnh nhân ung thư.

Bia rượu và đồ uống có cồn

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Các nghiên cứu cho thấy việc uống quá nhiều rượu sẽ dẫn đến ung thư. Nếu uống, bạn nên uống theo khuyến nghị, chỉ uống một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và hai ly đối với nam giới. Vượt quá vùng an toàn sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư ruột kết, gan, vòm họng, thực quản và trực tràng. Bạn có thể lựa chọn uống rượu vang đỏ thay thế vì trong rượu vang đỏ chứa hợp chất resveratrol giúp chống lại bệnh ung thư.

9 bí quyết ăn uống khoa học, ngừa bệnh tật

- Ăn uống cân bằng và đa dạng: Bữa ăn cần có đủ các nhóm thực phẩm, trong đó thực phẩm có nguồn gốc thực vật đóng vai trò chính yếu. Chất béo chỉ chiếm 20%.

- Ăn uống điều độ, không ăn no, chỉ ăn khi cảm thấy đói, trong một tuần tiến hành 1-2 ngày ăn nhẹ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

- Giảm muối: Lượng muối đưa vào cơ thể mỗi ngày không nên vượt quá 6g, tốt nhất là kết hợp với gia vị trong các món rau quả.

- Hạn chế dùng thức ăn nhanh (ít rau, nhiều chất béo) vì đây cũng là nguy cơ gây nên ung thư, nhất là ung thư đại trực tràng, dạ dày.

- Hạn chế thực phẩm nhuộm màu, nhất là thức ăn nhuộm màu bằng hóa chất, không chỉ gây ngộ độc mà có thể gây ung thư.

- Không chế biến thức ăn dùng trong nhiều ngày, không ăn thức ăn để lâu trong tủ lạnh.

- Không nên tăng cân quá nhiều nhưng cũng không nên để cơ thể quá gầy ốm.

- Nên nói không với bia rượu và thuốc lá.

- Uống nhiều nước và tập thể dục, thể thao đều đặn mỗi ngày.

3 nhóm thực phẩm làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, nếu xuất hiện 4 dấu hiệu này cần cảnh giác

Một trong những nguyên nhân gây tắc nghẽn mạch máu đó là do chế độ ăn uống không điều độ và thiếu lành mạnh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN