Ngậm thuốc chữa ho do COVID-19 sai cách, người đàn ông bị tắc phế quản do mắc dị vật đường thở

Sự kiện: Sống khỏe

Trước khi đi ngủ, bệnh nhân có ngậm quả kha tử để chữa ho. Khi tỉnh dậy, người bệnh cảm thấy khó thở, đau ngực do... mắc dị vật đường thở.

Thông tin từ Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (cơ sở 2) cho biết các bác sĩ đã cấp cứu thành công bệnh nhân mắc Covid-19 có dị vật đường thở phức tạp.

Các bác sĩ tiến hành gấp dị vật cho bệnh nhân. Ảnh: Zingnews

Các bác sĩ tiến hành gấp dị vật cho bệnh nhân. Ảnh: Zingnews

Bệnh nhân là Đ.T.N. (30 tuổi, trú tại Đại Từ, Thái Nguyên), bị mắc COVID-19 ngày thứ 7, tự cách ly và điều trị tại nhà. Tối 30/3, trước khi đi ngủ, N. có ngậm quả kha tử. Đến sáng 31/3, bệnh nhân thấy khó thở, đau ngực, được gia đình đưa đến cơ sở y tế cấp cứu.

Sau khi chụp chiếu, các bác sĩ phát hiện có dị vật trong phế quản gây tắc hoàn toàn lòng phế quản gốc trái. Các bác sĩ đã tiến hành làm thủ thuật để gắp dị vật. Sau 30 phút, dị vật được lấy ra ngoài, bệnh nhân bớt khó thở, đỡ đau ngực, các chỉ số sinh tồn ổn định.

Bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào đều phải cẩn thận, tránh gây sặc vào đường thở, có thể gây tổn thương phổi và nguy hiểm tính mạng.

Lưu ý khi chữa ho bằng quả kha tử

Hạt kha tử chứa nhiều hoạt chất quý như Polysaccharid, Alloyl hay tanin có tác dụng kháng khuẩn, diệt virus, giảm ho, chống nhiễm trùng đường hô hấp.

Chỉ nên dùng kha tử như là một phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh. Ảnh minh họa

Chỉ nên dùng kha tử như là một phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh. Ảnh minh họa

Khi sử dụng để trị ho, viêm họng, khàn tiếng có thể nhai ngậm phần thịt quả (tách bỏ hạt), nuốt nước từ từ đến khi thấy hết vị chát (có thể ngậm cùng vài hạt muối nhỏ).

Hoặc có thể dùng dưới dạng thuốc sắc cùng các vị thuốc có tác dụng trừ ho, tiêu đờm, bổ khí... tùy theo trường hợp bệnh như: Kha tử kết hợp với cát cánh, cam thảo khi ho có đờm do viêm họng; kha tử kết hợp đảng sâm, ngũ vị tử khi ho kéo dài do phế khí phế âm lưỡng hư...

Lưu ý: Bài thuốc từ hạt kha tử sẽ cho hiệu quả tốt hơn nếu áp dụng ngay khi mới bị ho. Trường hợp bị ho nặng hoặc ho do ảnh hưởng của bệnh lý thì bạn chỉ nên áp dụng mẹo dân gian này như là một phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh.

Các bác sĩ khuyến cáo, nếu tình trạng ho không được cải thiện thì cần được thăm khám của bác sĩ chuyên khoa để được điều trị triệt để. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc trị ho do COVID-19 khi không có hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Nguồn: [Link nguồn]

Bé trai phản vệ, mắt sưng húp sau khi ngậm một viên thuốc chữa ho

Theo gia đình bệnh nhân, cháu bé ngậm 1 viên thuốc chữa ho, sau khi ngậm thuốc khoảng 30 phút xuất hiện khàn tiếng, sưng nề vùng mắt hai bên, nổi ban đỏ nhẹ quanh mắt, ngứa. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN