Ngâm chân tốt nhưng không phải ai cũng phù hợp, 4 nhóm người này cần hết sức lưu ý
Ngâm chân là một trong những phương pháp giữ gìn sức khỏe được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
Ngâm chân không chỉ giúp cơ thể đả thông kinh mạch, loại bỏ huyết ứ mà còn kích hoạt các tế bào, thúc đẩy quá trình phục hồi của cơ thể.
Có những phương pháp ngâm chân phổ biến trong gia đình như ngâm với muối, giấm trắng, tiêu, gừng, tỏi,... Việc ngâm chân dựa vào 66 huyệt của 3 kinh mạch âm của bàn chân gặp nhau ở hai lòng bàn chân, thông qua nguyên lý nhiệt năng của mạch máu, để đạt được mục đích hoạt huyết.
Ngâm chân mỗi tối đặc biệt thích hợp với người thận khí hư nhược, âm huyết suy nhược. Những người như vậy thường có dấu hiệu khô họng, nóng lòng bàn tay và phân khô.
Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với phương pháp trị liệu này, đặc biệt là 4 nhóm người dưới đây.
1. Bệnh nhân tiểu đường
Trong trường hợp bình thường, bệnh nhân tiểu đường có thể ngâm chân, nhưng nếu đường huyết quá cao, dẫn đến bệnh nhân tiểu đường ở chân, mạch máu và thần kinh sẽ dễ bị tai biến đột tử.
Do nhóm người này bị bệnh thần kinh bàn chân do đái tháo đường, tuần hoàn ngoại vi của bàn chân bị giảm sút, và họ không nhạy cảm với nhiệt độ của nước. Tương đương với việc người bình thường ngâm chân ở nhiệt độ 40°C, người bệnh tiểu đường cần ngâm chân ở nhiệt độ 80°C, như vậy sẽ dễ gây bỏng, nhiễm trùng chân, từ đó khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
2. Suy tĩnh mạch
Loại bệnh này nhìn chung thường dễ xảy ra ở những người phải đứng nhiều. Do thường xuyên phải đứng, các chi dưới của cơ thể không được cung cấp máu kịp thời, nếu tình trạng này xảy ra trong thời gian dài thì chức năng van sẽ suy giảm và xảy ra hiện tượng giãn mạch máu.
Nhìn chân của những người đầu bếp, một số người sẽ có những mạch máu xanh hiện ra bên ngoài, điều này là do chức năng van kém. Nhiều người cho rằng ngâm chân bằng nước nóng có thể thúc đẩy máu trở lại, cải thiện triệu chứng nên họ ngâm chân hằng ngày. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch, việc tăng nhiệt độ sẽ không cải thiện được quá trình tuần hoàn máu của bàn chân mà ngược lại sẽ làm tăng lưu lượng máu cục bộ và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
3. Bệnh tim, huyết áp thấp (bệnh mạch máu)
Trong trường hợp không đủ máu do bệnh mạch hiện có, sự gia tăng nhiệt độ cơ thể khi ngâm chân sẽ đẩy nhanh quá trình lưu thông máu của các cơ quan nội tạng lên bề mặt cơ thể, làm mất oxy của các cơ quan quan trọng như tim và não, do đó làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim và cao huyết áp. Nó dễ dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng như ngất xỉu.
Nó giống như tình trạng chóng mặt xảy ra khi chúng ta đột ngột đứng dậy sau khi ngồi xổm một thời gian dài, máu không kịp trở lại để cung cấp cho các cơ quan quan trọng.
4. Nhiễm nấm ở bàn chân
Nhiễm nấm phổ biến hơn ở những người có hệ thống miễn dịch suy yếu. Sức đề kháng của cơ thể suy giảm kéo theo sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, nấm, từ đó gây ra bệnh viêm nhiễm bàn chân.
Thông thường, chúng ta nghĩ rằng chỉ cần chườm bằng nước nóng thì tình trạng ngứa chân sẽ thuyên giảm, nhưng thực tế lại ngược lại. Tuy sau khi ngâm có thể giảm ngứa nhưng ngâm chân bằng nước nóng cũng khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Do mao mạch bàn chân giãn nở vì nhiệt, bàn chân dễ bị nhiễm nấm thứ phát và làm nặng thêm các tổn thương ở chân. Đặc biệt là bệnh lang ben.
Khi tiến triển thành sốt xuất huyết Dengue nặng, giai đoạn nguy kịch diễn ra trong khoảng 3-7 ngày sau khi xuất hiện dấu hiệu đầu tiên của bệnh.
Nguồn: [Link nguồn]