Ngâm chân cùng loại nước rẻ tiền này còn tốt hơn dùng thuốc bổ, nhưng cần tránh 3 điều, nhất là khi trời lạnh
Bàn chân được ví như "trái tim thứ hai" của con người nên việc giữ ấm và chăm sóc bàn chân là điều rất quan trọng.
Trong y học cổ truyền, phương pháp ngâm chân trong nước muối gừng được các thầy thuốc Trung y đặc biệt ưa chuộng, đây là một liệu pháp trị bệnh thông dụng, giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tuy nhiên, khi dùng nước ngâm chân với muối gừng cần tránh 3 điều sau:
Ảnh minh họa
Không ngâm chân quá lâu
Ngâm chân chỉ nên tiến hành từ 15 – 30 phút. Bởi trong quá trình này, máu trong cơ thể tuần hoàn nhanh hơn, nhịp tim cũng nhanh hơn so với bình thường. Do đó, người có tiền sử mắc bệnh tim, đột quỵ, người lớn tuổi tuyệt đối không nên ngâm chân quá lâu. Khi thấy có dấu hiệu choáng váng, họ cần ngừng ngay việc ngâm chân và lên giường nằm nghỉ.
Không ngâm trong vòng 30 phút sau khi ăn
Khi vừa ăn xong, đại bộ phận lượng máu trong cơ thể đều dồn về dạ dày để phục vụ cho quá trình tiêu hóa – hấp thu. Ngâm chân lúc này sẽ khiến lượng máu phục vụ hệ tiêu hóa bị phân tán tới các chi dưới, khiến cơ thể không đủ động lực để tiêu hóa thức ăn, lâu dài sẽ dẫn đến chứng khó tiêu.
Không ngâm nước nước quá nóng
Nhiệt độ của nước ngâm không nên quá nóng, càng không nên quá lạnh. Đối với người bình thường, cơ thể thường dao động ở mức nhiệt 36-37 độ C, nước ngâm chân có thể cao hơn nhiệt độ cơ thể từ 2-3 độ C, khoảng 40 độ là vừa ấm. Đối với người có da chân thô cứng, nhiều vết chai, nhiệt độ của nước ngâm có thể nóng hơn một chút. Tuy nhiên, đối với trẻ em, người bị tiểu đường thì nước ngâm nên để nhiệt độ thấp hơn để tránh da chân bị bỏng.
Công dụng của việc ngâm chân với sức khỏe
Trị bệnh ngoài da
Muối là một trong những nguyên liệu chăm sóc da tốt nhất, đặc biệt là chăm sóc da chân vì có khả năng dưỡng ẩm và tẩy da chết. Đồng thời, có khả năng sát trùng nên giúp da sạch hơn và nhanh phục hồi do viêm nhiễm. Vì vậy, bạn có thể trị bệnh về nấm chân và trị nấm móng bằng cách ngâm chân trong nước muối gừng một cách an toàn và hiệu quả.
Giảm sự mệt mỏi
Người thường hay mệt mỏi và uể oải có thể áp dụng phương pháp này để thư giãn. Ngâm chân trong nước muối gừng giúp cơ thể ấm lên, giúp lưu thông tuần hoàn máu và thúc đẩy quá trình trao đổi chất, làm cho tinh thần trở nên thoải mái hơn hẳn.
Giảm triệu chứng mất ngủ
Ngâm chân với nước muối gừng sẽ giúp kích thích các đầu mút thần kinh ở bàn chân. Trong khi đó, việc ngâm chân, xoa bóp nhẹ nhàng đôi bàn chân cũng tác động tích cực đến hệ thần kinh, kích thích hệ tuần hoàn máu, khí huyết được điều hòa, giúp cân bằng cơ thể và cải thiện giấc ngủ.
Giúp khử mùi hôi ở chân
Việc ngâm chân không chỉ giúp bạn cải thiện giấc ngủ mà còn là cách hữu hiệu giúp bạn đối phó với mùi hôi chân thường gặp phải. Ngâm chân bằng nước muối gừng giúp làm sạch chân hơn, nên áp dụng việc ngâm chân mỗi ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Giúp giảm đau viêm khớp
Muối giúp giữ trạng thái cân bằng cho cơ thể, khi kết hợp với nước muối gừng sẽ có tác dụng đến các khớp xương. Vì thế, nếu đang bị các vấn đề về xương đau nhức như viêm khớp, viêm dây thần kinh ngoại vi... thì nên áp dụng phương pháp đơn giản này.
Giảm tình trạng lạnh tay chân
Gừng được biết đến như một vị thuốc hữu hiệu trong việc giữ ấm và tăng tuần hoàn máu. Chứng lạnh tay chân chủ yếu do cơ thể không cung cấp đủ máu tới các cơ quan này. Ngâm chân bằng nước muối gừng có thể cải thiện tuần hoàn máu và giảm bớt tình trạng lạnh tay chân.
Cách làm nước ngâm chân với muối, gừng
Bạn đập nát gừng cho vào nước đã đun sôi, sau đó hòa tan với muối hạt khoảng 5 phút. Điều chỉnh nhiệt độ nước cho thích hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể đun sôi bỏ gừng, muối vào đun cùng nước rồi đợi nước giảm nhiệt và ngâm chân. Khi ngâm chân, bạn hãy kết hợp xoa bóp bấm huyệt bàn chân để đạt hiệu quả tốt nhất.
Nguồn: [Link nguồn]
Bẻ tay, vặn lưng, cổ, ngồi lâu một chỗ là những việc làm phổ biến, chị em thì mắc lỗi do đi giày cao gót… Đây là...