“Ngã ngửa” vì con ăn uống tốt mà lại xanh xao, hay ốm, chậm tăng cân, thiếu sắt, thiếu máu
Nhiều cha mẹ cho rằng chỉ cần cho trẻ ăn uống nhiều, tích cực bồi bổ để con không còi lắm là con đã đủ dưỡng chất cho cơ thể rồi. Vì lẽ đó, không ít gia đình, đặc biệt là những “nhà có điều kiện” đều bàng hoàng khi biết con bị thiếu sắt, thiếu máu.
Cứ 3 trẻ lại có 1 trẻ bị thiếu máu
Là gia đình có điều kiện kinh tế, nên vợ chồng anh Hoàng (khu đô thị Linh Đàm, HN) chăm lo từng chút cho bữa ăn hàng ngày của con, bé Bin muốn ăn gì là 2 vợ chồng đều đáp ứng ngay và luôn. Bin (học lớp 3, nặng 24kg) ăn uống tốt, bữa nào cũng đánh sạch 2 bát cơm thịt nhưng lại rất kén ăn rau. Thấy con ăn uống được, lại ăn thêm ngoài nhiều nên vợ chồng anh Hoàng cũng yên tâm là con đã đủ chất dinh dưỡng.
Thế nhưng, mấy tháng gần đây, bé rất hay ốm vặt, tiền sử viêm mũi dị ứng tái phát thường xuyên lại thêm xanh xao, anh Hoàng đưa Bin đi khám mới “giật mình” biết con bị thiếu máu thiếu sắt. Thậm chí, đến người nhà, họ hàng cũng không tin "con nhà giàu" lại bị thiếu máu, thiếu sắt.
Thực tế, đây không chỉ là trường hợp của riêng bố mẹ nào, mà rất nhiều phụ huynh gặp phải. Theo thống kê điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ thiếu máu ở trẻ tại Việt Nam là 27,8%. Có nghĩa là cứ gần 3 trẻ lại có 1 bé bị thiếu máu.
Hiện nay, việc đưa trẻ đi khám dinh dưỡng được phụ huynh thực hiện thường xuyên và đặt nhiều sự quan tâm hơn. Thế nhưng, trên thực tế, trẻ chỉ được phát hiện bệnh thiếu máu, thiếu sắt khi đến bệnh viện khám bệnh lý khác, bởi thiếu máu thiếu sắt thường biểu hiện không rõ ràng.
Làm thế nào để biết trẻ bị thiếu máu thiếu sắt?
Lòng bàn tay xanh xao, nhợt nhạt là 1 trong những dấu hiệu của thiếu máu thiếu sắt
Trên thực tế, biểu hiện của bệnh thiếu máu thiếu sắt không rõ ràng và có nét tương đồng với nhiều bệnh lý khác nên thường bị bỏ qua. Một số triệu chứng điển hình ở những trẻ thiếu máu nhẹ như da hơi xanh, môi, niêm mạc, vành mắt nhợt nhạt. Nặng hơn thì sẽ có những dấu hiệu như da xanh nhiều hơn, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, quấy khóc kéo dài, không chịu chơi, lười vận động. Trong trường hợp bị nặng quá, trẻ có khả năng bị phù, tim đập nhanh, thậm chí là suy tim.
Tình trạng thiếu máu kéo dài khiến trẻ kém ăn, ăn không ngon, giảm trí nhớ, thiếu tập trung. Từ đó, khiến kết quả học tập của trẻ bị giảm sút, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và thể lực.
Bởi vậy, cha mẹ nên đưa con đi khám dinh dưỡng hoặc xét nghiệm máu định kỳ để phát hiện bệnh thiếu máu ở trẻ sớm nhất có thể. Từ đó, biết nguyên nhân gây ra thiếu máu ở bé và có phương pháp điều trị kịp thời.
Các bác sĩ cho biết, nguyên nhân gây thiếu máu được chia thành 2 nhóm. Thứ nhất, trẻ thiếu máu có thể do cơ thể đang có bệnh lý về đường tiêu hóa như chảy máu dạ dày, lượng máu chảy li ti, mỗi ngày một ít hoặc do giun. Vì vậy, dù trẻ có ăn nhiều, nhưng sự hấp thụ và tiêu hóa của cơ thể không tốt nên trẻ vẫn bị thiếu máu.
Thứ hai, nguyên nhân hay gặp nhất là thiếu máu dinh dưỡng, thiếu máu do thiếu sắt. Theo nghiên cứu của cuộc điều tra đinh dưỡng Đông Nam Á (Seanuts), bữa ăn hàng ngày của trẻ em Việt Nam thiếu đến 50% nhu cầu sắt. Hơn nữa, nhiều trẻ không được bổ sung đủ lượng sắt từ nguồn động vật hoặc trẻ ăn đủ lượng thịt nhưng rau, của, quả lại bổ sung quá nhiều hoặc quá ít, dẫn đến việc hấp thu sắt không được tốt. Chính vì vậy, dù trẻ ăn uống đầy đủ nhưng vẫn có thể thiếu sắt.
Vậy, cha mẹ cần làm gì để đảm bảo cung cấp đủ lượng sắt cần thiết cho trẻ?
Trước hết, cha mẹ cần cân bằng lại chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong bữa ăn hàng ngày để đảm bảo trẻ được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, cần bằng giữa nguồn sắt từ thực vật và động vật. Một số thực phẩm giàu sắt có thể kể đến như thịt bò, trứng, hàu, sò, ghẹ, các loại hạt và đậu… Đồng thời, cha mẹ cần bổ sung thêm hoa quả và rau củ chứa nhiều vitamin C như cam, ổi, bưởi, ớt chuông, cà chua, súp lơ… để tăng khả năng hấp thu sắt.
Tuy nhiên, hàm lượng sắt trong thực phẩm dễ bị hao hụt trong quá trình chế biến và tỷ lệ hấp thu sắt từ thực phẩm rất thấp, chỉ có 5-15%. Do đó, cha mẹ nên bổ sung thêm chế phẩm sắt cho trẻ để đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể trẻ một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên bổ sung sắt EDTA cho trẻ, bởi đây dạng sắt hữu cơ có sinh khả dụng cao, đem lại khả năng hấp thu cao gấp 2-3 lần sắt sulfat thông thường. Nhờ tăng khả năng hấp thu của cơ thể, khi bổ sung sắt EDTA sẽ giúp hạn chế lắng cạn ở đường ruột và các cơ quan khác. Từ đó, giúp giảm thiểu các tác dụng thường gặp khi bổ sung sắt như táo bón, nóng trong…
Hiện nay, trên thị trường, thành phần sắt EDTA chỉ có trong một số ít sản phẩm, trong đó, Fe-max là sản phẩm sắt đơn chất thế hệ mới “hiếm” chứa thành phần sắt này. Fe-max còn kết hợp sắt EDTA và sắt Ammoni Citrat đem lại hiệu quả tối ưu hơn cả khi kết hợp với nhau. Điều này sẽ giúp trẻ nhỏ được bổ sung đủ lượng sắt cần thiết cho cơ thể một cách nhanh chóng, an toàn, hiệu quả và hạn chế tác dụng phụ.
Fe-max hỗ trợ bổ sung sắt cho cơ thể nhanh chóng, hiệu quả nhờ chứa hàm lượng sắt EDTA và sắt Ammoni Citrat là những sắt hữu cơ có khả năng sinh khả dụng và độ hòa tan cao, giúp cơ thể hấp thu sắt tối ưu và hạn chế tác dụng phụ. Fe-max bổ sung sắt cho cơ thể, hỗ trợ tạo máu, giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, đặc biệt với người lớn và trẻ nhỏ bị thiếu máu do thiếu sắt. Sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu, được cấp phép lưu hành bởi Bộ Y tế. Để biết thêm thông tin truy cập: https://femax.vn/ Hotline: 1800 2828 32 Sản phẩm được nhập khẩu và phân phối độc quyền bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Quốc tế CTT Việt Nam và Công ty CP Prohealth Việt Nam. Sản phảm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh |
Nguồn: [Link nguồn]