Nếu lạm dụng thứ này có thể bạn sẽ chết vì ung thư da
“Hải Nguyên đã sử dụng rất nhiều mỹ phẩm với đủ loại nhãn mác trên thị trường, dẫn đến lạm dụng quá đà. Có nhiều sản phẩm giả đang khiến người sử dụng chết dần chết mòn”, nhạc sĩ Phúc Trường nói.
Lời cảnh báo với nhiều người
Mấy ngày gần đây, giới văn nghệ sĩ và cư dân mạng xôn xao thông tin một ca sĩ qua đời vì căn bệnh ung thư da.
Theo đó, ca sĩ Hải Nguyên qua đời vào tháng 10/2016 ở tuổi 29. Tuy nhiên gia đình anh giữ kín suốt thời gian qua. Thông tin ca sĩ qua đời bị ung thư da được nhạc sĩ Phúc Trường xác nhận ngày 11/10 vừa qua.
“Hải Nguyên đã sử dụng rất nhiều mỹ phẩm với đủ loại nhãn mác trên thị trường, dẫn đến lạm dụng quá đà. Có nhiều sản phẩm giả đang khiến người sử dụng chết dần chết mòn”, nhạc sĩ Phúc Trường nói.
Nam ca sĩ qua đời vì ung thư da.
Nam ca sĩ Bằng Cường cho rằng, sự ra đi của Hải Nguyên cũng là lời cảnh báo với nhiều người đang lạm dụng mỹ phẩm.
Chia sẻ với PV về trường hợp này, Tiến sĩ Phạm Cao Kiêm, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và phục hồi chức năng (Bệnh viện Da liễu trung ương) cho biết, dù chưa có cơ sở để khẳng định ca sĩ Hải Nguyên bị ung thư da chết do lạm dụng mỹ phẩm nhưng nếu dùng mỹ phẩm rởm cũng là một yếu tố nguy cơ gây ung thư da.
BS. Trần Thiên Tài, phòng khám Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, mỹ phẩm rởm có thể gây kích ứng da, dị ứng da thường hiện diện trong các loại mỹ phẩm có thể kể đến như chất bảo quản (paraben, formaldehyde…), chất tạo màu, chất tạo mùi, retinol…
Riêng những loại mỹ phẩm rởm không xuất xứ, không nhãn mác thì có thể có trộn thêm những thành phần rất độc hại cho da nếu sử dụng không đúng cách và trong thời gian dài (corticoide).
Muốn dùng các loại mỹ phẩm phải có đầy đủ nhãn mác, hạn sử dụng và thành phần được ghi rõ ràng. Tuyệt đối không nên tự ý dùng các loại mỹ phẩm không có đầy đủ các tiêu chuẩn kể trên hoặc dùng theo kiểu truyền miệng các loại sản phẩm gia truyền, tự bào chế mà chưa qua kiểm định.
Ban đầu xuất hiện từ vết sần, đốm màu
Theo BS Kiêm, ung thư da có nhiều loại, trong đó có 3 loại chính hay gặp, đó là ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai và ung thư da hắc tố. Nếu như cách đây hơn chục năm, mỗi năm chỉ có khoảng 30 bệnh nhân, thì hiện nay, mỗi tháng Bệnh viện Da liễu trung ương đã tiếp nhận khoảng 30 trường hợp mắc ung thư da.
“Ung thư da ban đầu xuất hiện chỉ từ các vết sần, đốm màu như: Nốt ruồi, tàn nhang, u cục, bướu ở vùng mặt… bé như đầu kim, không có dấu hiệu bệnh nên đa phần mọi người không để ý. Đến khi chúng to dần thành hạt đỗ, hạt lạc và không ngừng phát triển, người bệnh mới đi khám. Đáng tiếc, hầu hết các bệnh nhân khi phát hiện ung thư da đều ở giai đoạn muộn, khi khối u đã di căn khiến quá trình điều trị, phẫu thuật, phục hồi khó khăn”, bác sĩ Phạm Cao Kiêm nói.
Mỗi loại ung thư da có một biểu hiện khác nhau, trong đó 70% là ung thư tế bào đáy, 20% là ung thư tế bào gai, còn lại là ung thư hắc tố. Ngoài những yếu tố như: Gen di truyền, suy giảm miễn dịch, ảnh hưởng của hóa chất, nhiễm độc…, tác nhân gây ung thư da còn do ánh sáng mặt trời, tia cực tím.
Bác sĩ Phạm Cao Kiêm cho rằng, khi da bị tổn thương, viêm nhiễm lâu ngày lại được tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời, tia cực tím dễ dẫn đến nguy cơ ung thư.
Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, tỷ lệ chữa khỏi ung thư da hiện cao nhất trong tất cả loại ung thư. Thậm chí, tại bệnh viện đã có nhiều trường hợp được chữa khỏi hoàn toàn.
Tại nhiều nước trên thế giới, việc khám da liễu được tiến hành thường xuyên, 6 tháng/lần để sớm phát hiện bệnh. Nhưng tại Việt Nam, người dân chưa có thói quen này.
Do đó, cách phát hiện ung thư sớm nhất là người dân nên tạo thói quen khám bệnh định kỳ. Việc phát hiện sớm khi bệnh ung thư chưa có triệu chứng để tiên lượng tốt. Riêng với ung thư da, khi trên da xuất hiện vết đốm sậm màu đặc biệt, hoặc vết loét lâu liền thì cần đến bệnh viện. Tại đây, bác sĩ sẽ xét nghiệm tế bào học để xem khối u ác hay lành tính.
Chuyên gia khuyến cáo mọi người hạn chế làm việc ngoài trời nắng từ 10h sáng đến 2h chiều. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, ngoài phương tiện chống nắng nên dùng kem chống nắng. Mặt khác, thường xuyên vệ sinh da sạch sẽ và điều trị kịp thời khi có triệu chứng viêm nhiễm trên da.
Rượu và ung thư da tưởng chừng không liên quan, nhưng theo nghiên cứu mới, một ly rượu mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ...