Nên ăn bao nhiêu bát cơm trắng mỗi ngày?
Đối với cơm trắng, nhà nghiên cứu Manwei Zheng cho rằng lý tưởng nhất là mỗi buổi sáng và buổi trưa nên ăn một chén cơm trắng và chỉ ăn rau vào buổi tối.
Ảnh: Pexels
Gạo trắng là một trong những thực phẩm chủ yếu phổ biến của người châu Á, nhưng nếu bạn tiêu thụ quá nhiều tinh bột trong gạo trắng, nó có thể tạo gánh nặng cho cơ thể, theo nhà nghiên cứu Manwei Zheng từ Đại học Harvard.
Nhà nghiên cứu cho hay nếu một người trưởng thành không tập thể dục hàng ngày, lượng carbohydrate cần được nạp duy trì ở mức 200 đến 250 g. Nếu bạn muốn giảm cân, mức tối đa nên ở khoảng 150 g. Chuyên gia này cho hay có khoảng 50 g đường trong một bát cơm trắng. Do đó, tổng lượng bữa sáng và bữa trưa là khoảng 100 g, buổi tối không ăn bữa chính mà chỉ ăn các món phụ, khi đó bạn duy trì lượng tiêu thụ carbohydrate ở mức 150 g. Nếu bạn cảm thấy đói, bạn nên ăn thứ gì đó khác ngoài carbohydrate.
Manwei Zheng cũng chỉ ra rằng đường là chất dinh dưỡng quan trọng giúp tăng hiệu quả hoạt động của tế bào con người. Tuy nhiên, do sự phát triển của văn hóa ăn uống hiện đại, con người có đa dạng nguồn thực phẩm để tiêu thụ đường nên thường xảy ra tình trạng ăn quá nhiều đường, điều này có thể ảnh hưởng đến thể chất, khiến hoạt động của tế bào não trở nên tồi tệ hơn.
Ăn cơm trắng theo cách này sẽ tốt cho sức khỏe hơn
Gạo trắng rất giàu tinh bột, có thể nhanh chóng chuyển hóa thành glucose sau khi vào cơ thể con người. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến gạo mịn, lớp cám, lớp aleurone và mầm thường bị loại bỏ, chỉ còn lại nội nhũ. Dù hương vị tinh tế, hàm lượng dinh dưỡng trong gạo trắng ít. Để ăn cơm bổ dưỡng hơn, bạn nên:
- Nấu cơm cùng các loại ngũ cốc nguyên hạt khác. Khi nấu, bạn có thể cho một ít ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, bột yến mạch, gạo kiều mạch và các loại đậu (đậu thận, đậu xanh...) hoặc bí ngô, khoai tây, khoai lang vào nồi. Ăn cơm theo cách này không chỉ có thể bổ sung chất xơ, khoáng chất, protein và vitamin mà còn ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch và béo phì. Trước khi nấu, bạn có thể ngâm hạt trước giúp hương vị món cơm ngon hơn.
- Ăn cơm tới khi no 7 phần. Cơm dù ngon đến đâu cũng không thể ăn quá no, sẽ gây gánh nặng cho đường tiêu hóa.
- Đừng nấu quá nát. Nếu cơm nấu quá nát sẽ làm tăng tốc độ tiêu hóa và tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, khi nấu cơm không nên cho quá nhiều nước và không nấu quá chín.
- Nhai chậm. Tốc độ ăn cũng sẽ ảnh hưởng đến sự biến động của lượng đường trong máu. Nếu bạn ăn nhanh, quá trình tiêu hóa và hấp thu của đường tiêu hóa sẽ nhanh hơn, nồng độ đường trong máu cũng sẽ tăng nhanh trong thời gian ngắn. Hãy nhai chậm, giảm tốc độ ăn. Tăng cường ăn nhiều đậu và rau nhiều chất xơ, có thể làm chậm tốc độ hấp thụ carbohydrate, giảm biến động lượng đường trong máu.
Một số thói quen của nhiều người có thể gây hại sức khỏe như ăn cơm chan canh, mua gạo trắng tinh hay để cơm nguội bên ngoài quá lâu.
Nguồn: [Link nguồn]