Nắng nóng như chảo lửa, người đi xe máy cần đặc biệt chú ý điều này

Sự kiện: Sống khỏe

BS Nguyễn Thống, nguyên Trưởng khoa Bỏng, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội cảnh báo những người ngồi trên xe máy vào mùa nắng nóng có thể gây bỏng.

Khu vực miền Bắc đang trải qua đợt nắng nóng gay gắt diện rộng với nhiệt độ nhiều nơi vượt ngưỡng 40 độ C.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo, nắng nóng gay gắt diện rộng ở các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ có khả năng kéo dài đến ngày 5/7. Trong đợt nắng nóng kéo dài này, nhiệt độ cao nhất ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ (trong đó có Hà Nội) phổ biến 37-39 độ, có nơi trên 39 độ; nhiệt độ cao nhất ở các tỉnh Trung Bộ phổ biến 38-40 độ, có nơi trên 40 độ.

Nắng nóng như chảo lửa, người đi xe máy cần đặc biệt chú ý điều này - 1

Những người ngồi lên xe máy vào mùa nắng nóng có thể gây bỏng.

Do đó, việc bảo vệ cơ thể để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe là điều vô cùng quan trọng. Đặc biệt, với những người hay đi xe máy cần chú ý điều này.

Trao đổi với PV, BS Nguyễn Thống, nguyên Trưởng khoa Bỏng, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội cảnh báo những người ngồi trên xe máy vào ngày nắng nóng cực độ có thể bị bỏng.

“Đối với người già, trẻ em, người thần kinh kém, người mắc bệnh tiểu đường dễ bị bỏng khi ngồi lên yên xe máy lúc trời nắng nóng”, BS Thống cho hay.

 Theo BS Nguyễn Thống, những đối tượng nói trên thường bị mất phản xạ, mất cảm giác nên không nhận ra nhiệt độ làm tổn thương cơ thể, vô tình có thể gây bỏng, rát da, tấy đỏ.

BS Thống hướng dẫn cách phòng ngừa bỏng bằng cách: Mọi người nên dùng tay kiểm tra yên xe máy. Nếu thấy yên xe nóng quá thì không ngồi lên ngay vì chắc chắn sẽ gây bỏng rát.

Có thể hạ nhiệt cho yên xe máy bằng cách che chắn thật kỹ hoặc dội nước lên yên xe máy trước khi sử dụng khoảng 15 phút; Tránh mặc quần đùi hay những chiếc quần quá mỏng vì chúng sẽ làm tăng tình trạng bỏng rát khi ngồi lên yên xe nóng….

Bên cạnh đó, mọi người có thể bọc yên có tác dụng chống nóng giúp cách nhiệt và giảm tối thiểu hấp thụ nhiệt xuống yên…

Chuyên gia cũng cảnh báo, ếu ra ngoài trời nắng quá lâu thì nguy cơ sốc nhiệt rất cao có thể gây đột tử, tổn thương não. Do đó, khi bị sốc nhiệt, hoặc gặp người sốc nhiệt với các biểu hiện như: Nhiệt độ cơ thể lớn hơn hoặc bằng 40oC, thay đổi trạng thái tâm thần hoặc hành vi: các tình trạng như lú lẫn, lo lắng, nói lắp, cáu kỉnh, mê sảng, co giật và hôn mê có thể là hậu quả của sốc nhiệt, thay đổi bài tiết mồ hôi: trong trường hợp sốc nhiệt do thời tiết nóng, bạn sẽ cảm thấy da nóng và khô khi chạm vào.

Tuy nhiên, trong trường hợp sốc nhiệt do gắng sức, bạn sẽ cảm thấy da ẩm ướt, buồn nôn và nôn: bạn có thể cảm thấy khó chịu ở bụng hoặc nôn, da đỏ ửng: da có thể chuyển thành mầu đỏ khi nhiệt độ cơ thể tăng lên, thở nhanh: có thể có thở nhanh và nông, tăng nhịp tim: mạch có thể tăng đáng kể bởi vì ứng xuất nhiệt đặt một gánh nặng rất lớn lên tim nhằm giúp làm mát cơ thể….cần đưa người bệnh vào nơi râm mát hoặc nơi có điều hoà nhiệt độ, sau đó gọi cấp cứu.

Bộ Y tế khuyến cáo 7 cách để không 'đổ bệnh' mùa nắng nóng

Thời tiết nắng, nóng làm cơ thể ra nhiều mồ hôi, gây mất nước, điện giải, đặc biệt là ở trẻ em dễ dẫn đến mắc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN