Nắng nóng khủng khiếp, ai cũng có thể bị sốc nhiệt và khuyến cáo đặc biệt của bác sĩ

Sự kiện: Sống khỏe

PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng, Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo, thời tiết nắng nóng, người dân (kể cả người lớn và trẻ em) cần hết sức đề phòng nguy cơ sốc nhiệt (hay còn gọi là say nắng) và các bệnh lý tim mạch.

Đợt nắng nóng gay gắt đang diễn ra ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, miền Trung với chỉ số tia cực tím (UV) rất cao có tác động và gây tình trạng mất nước, kiệt sức, sốc nhiệt.

Theo các chuyên gia y tế, trong thời tiết nắng nóng liên tục kéo dài, ai cũng có nguy cơ bị say nắng. Đặc biệt, tình trạng này rất dễ xảy ra khi chúng ta tiếp xúc môi trường nắng nóng trên 1 giờ trong điều kiện nhiệt độ cao, khoảng 40 độ C.

Sốc  nhiệt (say nắng) có thể khiến người bệnh tử vong hoặc gây tổn hại cho não.

Sốc  nhiệt (say nắng) có thể khiến người bệnh tử vong hoặc gây tổn hại cho não.

Trao đổi với PV, PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng lo ngại, với tình hình thời tiết nắng nóng như hiện nay, bệnh lý đặc biệt nguy hiểm với thanh niên và người già, người lao động ngoài môi trường, tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời là hiện tượng sốc nhiệt (hay còn gọi là say nắng).

Sốc  nhiệt (say nắng) có thể khiến người bệnh tử vong hoặc gây tổn hại cho não và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể.

Bên cạnh đó thời tiết nóng nắng cao điểm dự báo sẽ rất nhiều bệnh nhân nhập viện cấp cứu do tai biến và các bệnh lý tim mạch.

Bởi thời tiết thay đổi thất thường, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao khiến nhiều người dễ bị tai biến mạch máu não.

Trong những ngày nắng nóng, độ ẩm không khí cao, gây nên cảm giác mệt mỏi cũng như việc mất nước qua hơi thở, mồ hôi cũng có thể gây rối loạn về đông, cầm máu và gây đột quỵ.

Với trẻ em, ngoài các bệnh trẻ hay mắc phải, một số bệnh do vi rút gây nên như chân tay miệng, viêm não, hô hấp, rối loạn tiêu hóa, viêm phổi, đặc biệt nguy hiểm là chứng rối loạn tiêu hóa do nhiễm độc thức ăn thường hay gặp trong mùa nắng nóng.

Do đó, mọi người cần bù nước đầy đủ để không gây mất nước. Nếu người cao tuổi đột nhiên cảm thấy đau đầu, váng đầu, tê nửa người, ngáp vặt liên tục... đây có thể là triệu chứng báo trước khả năng phát sinh tai biến mạch máu não phải đề cao cảnh giác, cần đi khám tại các cơ sở y tế.

Với trẻ nhỏ, các bà mẹ cần chú ý cho con vào chỗ mát, thực hiện ăn chín, uống sôi, không cho trẻ chơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời từ từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Nếu đi nghỉ mát, các bậc phụ huynh không nên cho trẻ tắm từ 10 giờ đến 16 giờ vì đó là khoảng thời gian tia cực tím rất mạnh.

Khuyến cáo đặc biệt phòng sốc nhiệt ngày nắng nóng

PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo các thành viên trong gia đình, khi mở điều hòa, tốt nhất để ở mức từ 25 đến 27 độ C (không nên chênh lệch quá 7 độ C so với nhiệt độ ngoài trời).

Trước khi ra khỏi phòng điều hòa, cần tăng nhiệt độ hoặc tắt điều hòa, ngồi nghỉ trong phòng để cơ thể từ từ thích nghi. Với những người mắc bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường... cần tuân thủ việc dùng thuốc, kiểm soát huyết áp, đường huyết theo đúng hướng dẫn của bác sỹ.

Trong trường hợp bị sốc nhiệt khi đang lao động, người nhà bệnh nhân cần phải thực hiện theo các bước sau: Đưa người bị sốc nhiệt vào chỗ râm mát tránh tiếp xúc trực tiếp với nắng nóng; sau đó nới lỏng quần áo để nhiệt độ thoát ra; tiếp theo là gọi người hỗ trợ đưa đi bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời.

Món ăn - bài thuốc phòng trị say nắng

Say nắng là bệnh thường gặp mùa hè nắng nóng. Đông y thường gọi cảm nắng, trúng nắng. Khi say nắng thường biểu hiện...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN