Nắng nóng đỉnh điểm, trẻ liên tục nhập viện vì bệnh đường hô hấp - Cha mẹ cần làm gì?
Những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng đỉnh điểm khiến nhiều trẻ phải nhập viện vì các bệnh lý đường hô hấp. Trong đó, trẻ nhập viện do biến chứng thành viêm phổi tăng cao đột biến. Vậy cha mẹ làm thế nào để bảo vệ con khỏe mạnh, tránh biến chứng nguy hiểm?.
Trẻ nhập viện vì bệnh đường hô hấp tăng mạnh
Ghi nhận tại bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) trong hơn một tháng trở lại đây, số trẻ đến khám, nhập viện tăng đột biến, tăng khoảng 150-200% so với 2 tháng trước đó. Phần lớn trẻ nhập viện do mắc các bệnh lý đường hô hấp như sốt cao, ho, khò khè, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm phổi…
Các chuyên gia cho biết, trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi đang trong độ tuổi “khoảng trống miễn dịch”, đề kháng còn non yếu, chưa đủ sức bảo vệ cơ thể nên rất dễ nhiễm bệnh.
Hơn nữa, thời tiết nắng nóng kéo dài, chênh lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài trời khiến trẻ không kịp thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ bất ngờ, dễ ốm bệnh hơn.
Ngoài ra, việc sử dụng điều hòa thường xuyên ở nhiệt độ thấp khiến niêm mạc của trẻ bị khô, thiếu lớp nhày bảo vệ, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý viêm tai mũi họng.
Theo chia sẻ của các bác sĩ, số lượng trẻ bị sốt, nôn, nhiễm khuẩn tiêu hóa, tay chân miệng, cúm A… vào viện tăng, trong đó 90% các bé đã từng mắc COVID-19. Có thể thấy, sau đại dịch Covid, trẻ có sức đề kháng chưa được hồi phục hoàn toàn và càng dễ bị các loại virus, vi khuẩn tấn công gây bệnh hơn.
Cảnh giác những dấu hiệu bất thường cha mẹ cần đưa con đi viện ngay
Sai lầm lớn nhất nhiều mẹ mắc phải là tự ý mua thuốc điều trị hoặc cho con dùng lại thuốc theo đơn cũ trước khi đưa con đi khám. Điều này vô tình kéo dài thời gian điều trị bệnh, dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.
Theo các bác sĩ, trong điều kiện thời tiết thay đổi thất thường, cha mẹ cần cho trẻ đi khám khi con có những biểu hiện bất thường như:
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi sốt bất kỳ
- Trẻ sốt cao khó hạ (uống hạ sốt đúng liều mà sau 2 giờ vẫn sốt ≥ 39oC hay sốt >5 ngày hoặc hạ nhiệt độ < 360C), co giật
- Trẻ sốt có kèm phát ban hoặc ban phỏng ở miệng, bàn tay, bàn chân hoặc sốt kèm đau đầu và nôn
- Trẻ có các chấm xuất huyết hay mảng xuất huyết trên da
- Trẻ nôn nhiều (≥ 4 lần trong 1 giờ hoặc ≥ 6 lần trong 4 giờ hoặc nôn tất cả mọi thứ sau khi ăn, uống)
- Trẻ đi ngoài phân có máu, bị tiêu chảy mà uống kém hoặc không uống được
- Trẻ mệt nhiều, li bì, bỏ bú/ bỏ ăn, cử động ít hoặc quấy khóc nhiều, khóc thét từng cơn
- Trẻ tím tái môi, đầu chi, thở rít khi nằm yên
- Khó thở (trẻ thở nhanh và mạnh hơn bình thường, cánh mũi phập phồng theo nhịp thở hoặc thở rên, rút lõm lồng ngực)
Bất kỳ khi nào cha, mẹ cảm thấy con “khang khác”, lo lắng, không yên tâm thì nên đưa trẻ đi khám sớm để điều trị kịp thời.
Trên thực tế, các bệnh đường hô hấp không quá nguy hiểm và cha mẹ hoàn toàn có thể phòng ngừa nhiễm bệnh và hạn chế biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Cách phòng ngừa bệnh đường hô hấp hiệu quả cho trẻ
Thời tiết nắng nóng thất thường, bệnh đường hô hấp có xu hướng gia tăng trong thời gian tới. Vì vậy, cha mẹ cần có biện pháp phòng ngừa cho trẻ ngay từ hôm này để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Trước hết, cha mẹ cần chú ý đến việc sử dụng điều hòa. Cha mẹ không nên để điều hòa lạnh quá, tốt nhất nên duy trì ở nhiệt độ 26-28. Đồng thời, sử dụng thêm quạt gió để không khí lưu thông tốt hơn. Nên vệ sinh điều hòa thường xuyên để không tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn phát triển.
Bên cạnh đó, nên cho trẻ hoạt động hoặc vui chơi ngoài trời ở nơi râm mát, có bóng cây để hạn chế nguy cơ cảm nắng. Không nên cho trẻ tắm ngay hoặc uống nước lạnh sau khi hoạt động xong bởi cơ thể thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể dẫn đến cảm lạnh, các bệnh viêm đường hô hấp khác. Thêm nữa, cha mẹ cũng cần giữ vệ sinh nhà cửa, vệ sinh cá nhân cho trẻ thường xuyên.
Không nên cho trẻ ăn kem hoặc uống nước lạnh sau khi hoạt động xong để tránh cảm lạnh và các bệnh viêm đường hô hấp khác
Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu ho, sốt, chảy mũi…, cha mẹ cần có biện pháp giảm nhẹ triệu chứng như cho trẻ uống hạ sốt theo cân nặng, chườm ấm, vệ sinh mũi họng, hút mũi… Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường kể trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.
Đặc biệt, điều quan trọng nhất mà cha mẹ cần làm để phòng bệnh cho trẻ hiệu quả là tăng đề kháng cho con. Đa phần các bệnh đường hô hấp đều do virus gây ra, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chỉ tăng đề kháng mới có thể giúp trẻ chủ động xây dựng hàng rào miễn dịch vững chắc. Đề kháng khỏe giúp con có khả năng chống lại các virus, vi khuẩn gây bệnh, giảm nguy cơ nhiễm bệnh và hạn chế biến chứng nặng.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý, các chuyên gia cũng khuyến khích bổ sung hoạt chất tăng đề kháng đặc hiệu như Beta-glucan để kích thích trực tiếp đến hệ miễn dịch của trẻ.
Hoạt chất đặc biệt này hiện có trong sản phẩm Gadopax Forte với hàm lượng cao, chất lượng tinh khiết. Không chỉ chứa Beta-glucan, Gadopax Forte mà còn có vitamin C, vitamin D, kẽm, tạo tác dụng hiệp đồng tăng cường miễn dịch tối ưu. Chính nhờ những ưu điểm này mà Gadopax Forte ngày càng được nhiều bố mẹ lựa chọn để hỗ trợ tăng đề kháng cho trẻ.
Gadopax Forte giúp hỗ trợ tăng đề kháng vượt trội nhờ chứa hàm lượng Beta (1.3/1.6) – D-Glucan cao kết hợp với kẽm, Vitamin C và Vitamin D là những vi chất hàng đầu giúp kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả, hỗ trợ tăng đề kháng vượt trội. Gadopax Forte hỗ trợ tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn và virus, đặc biệt với đối tượng trẻ em và người lớn sức đề kháng kém. Sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu, được cấp phép lưu hành bởi Bộ Y tế. Để biết thêm thông tin truy cập: https://gadopax.vn/ Hotline: 1900 58 88 36 Sản phẩm được nhập khẩu và phân phối độc quyền bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Quốc tế CTT Việt Nam. Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh |
Thời gian gần đây, nhiều dịch bệnh bùng phát khiến trẻ khi thì nôn, tiêu chảy, lúc lại tay chân miệng rồi đến viêm đường hô hấp, thậm chí phải nhập viện liên tục. Điều...
Nguồn: [Link nguồn]