Nắng như thiêu đốt: Cảnh báo nguy cơ ung thư da

Sự kiện: Ung thư

Trời nắng nóng, nguy cơ ung thư da, phỏng rát da khi ra ngoài đường rất cao. Các bác sĩ cảnh báo nếu không có biện pháp che chắn bảo vệ, da có nguy cơ chịu tác động của tia tử ngoại gây ung thư da.

Nắng như thiêu đốt: Cảnh báo nguy cơ ung thư da - 1

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Với thời tiết nắng nóng như hiện nay, các bác sĩ cho biết nguy cơ bị phỏng da khi ra đường trong thời tiết này chỉ mất khoảng 25 phút.

Theo bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ – Khoa Ung bướu, Bệnh viện Quận Thủ Đức, TP HCM, bức xạ cực tím (ultraviolet radiation) là thành phần trong ánh sáng mặt trời; trong đó quan trọng nhất là tia cực tím A và B (UVA và UVB) có thể gây tổn thương DNA của tế bào da. Khi tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng, da sẽ bị phỏng, khô, sạm, mất đàn hồi, tạo nếp nhăn, làm da lão hóa nhanh và có thể gây ung thư da.

Để hạn chế ảnh hưởng của bức xạ cực tím, bác sĩ Vũ khuyến cáo người dân tránh ra đường vào lúc nắng gắt nhất (khoảng 10 giờ - 16 giờ) khi không cần thiết.

Nếu tiếp xúc với ánh nắng cần mặc trang phục dài tay, dài chân để che chở cho da càng nhiều càng tốt, dùng nón che phủ vùng đầu mặt.

Tận dụng các bóng râm khi có thể. Chú ý khi trời nhiều mây không phải lúc nào cũng hạn chế tia cực tím vì một số trường hợp đám mây có thể phản xạ và tăng cường độ của tia cực tím. Tương tự, các tòa nhà kính, cửa sổ kính, kim loại cũng làm phản chiếu tia cực tím nên người dân cũng nên cẩn trọng khi di chuyển trong nội thành.

Dùng các sản phẩm chống nắng như kem chống nắng dạng bôi, dạng xịt... để bảo vệ các vùng cơ thể không được quần áo che phủ như mặt, môi, cánh tay, bàn tay... Lưu ý phải thoa kỹ để che hết các vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nếu phụ nữ dùng kem chống nắng kết hợp với mỹ phẩm thì thoa kem chống nắng trước và trang điểm sau. Khi cơ thể ra nhiều mồ hôi cũng nên thoa kem lại. Trước khi mua bạn phải đọc kỹ xem sản phẩm có đúng là dùng để chống nắng hay không với chỉ số bảo vệ ánh nắng (SPF) từ 30 trở lên.

Dùng kính mát có khả năng chặn tia cực tím (xem chỉ số ANSI được ghi trên bao bì). Khi đi tắm biển, hồ bơi vào giờ nắng gắt cũng nên dùng kem chống nắng và kính mát vì tia cực tím vẫn có thể xuyên thấu qua nước. Ngoài bề mặt nước ra, cát cũng có thể gây phản xạ tia cực tím.

Đặc biệt cần chú ý bảo vệ cho trẻ em, do da của trẻ nhạy cảm hơn và thời gian tiếp xúc với ánh nắng kéo dài hơn người lớn. Tuy nhiên không nên quá e ngại tác hại của ánh nắng mà hạn chế các hoạt động ngoài trời của trẻ.

Với thời tiết nắng nóng như thế này, ngoài việc bảo vệ làn da bạn cần chú ý uống đủ nước để tránh cơ thể bị mất nước quá nhiều.

Bác sĩ Đặng Bích Diệp – Khoa Nghiên cứu và Ứng dụng tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết đối với các lái xe – nhất là đối tượng thường xuyên phải di chuyển đường dài có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe khi phải chạy dưới trời nắng nóng. Bước vào mùa hè thời tiết nắng nóng, nền nhiệt có thể lên tới ngưỡng 39-40 độ C, việc phải lái xe trong điều kiện nắng gắt khiến nhiều tài xế dễ cáu gắt, mệt mỏi, căng thẳng và mất tập trung.

Khi lái xe ô tô cần chú ý không phải đóng kín cửa ôtô đã là chống nắng tốt. Phần cửa trước ôtô có thể chống nắng được nhưng với 2 cửa bên thì tia UV vẫn có thể xuyên qua. Nếu lái xe dưới nắng gắt trong thời gian kéo dài dễ gây tăng sắc tố da, nám má, da lão hóa sớm, nguy cơ cháy nắng, bỏng nắng thậm chí là nguy cơ ung thư da.

Nắng nóng có thể khiến ”tinh binh” chết yểu, mùa hè quý ông nên ăn gì để khỏe?

Mùa hè quý ông nên ăn những thực phẩm sau để tốt cho sức khỏe và hình thể.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo K.Chi ([Tên nguồn])
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN