Nặng ngực khi trời nóng: Dấu hiệu sớm của nhồi máu cơ tim?

Sự kiện: Bệnh tim mạch

(NLĐO)- Gần 2 tháng nay tôi có biểu hiện nặng ngực, xuống sức khi làm những công việc hơi nặng giữa trưa nắng và rất sợ từ nặng ngực sẽ chuyển thành nhồi máu cơ tim.

Nặng ngực khi trời nóng: Dấu hiệu sớm của nhồi máu cơ tim? - 1

Bạn đọc T.T.N, 57 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM, hỏi: suốt gần 2 tháng TP HCM nóng lên, tôi bắt đầu có dấu hiệu dễ mệt hơn khi vận động lâu, nhất là mấy hôm có việc phải làm giữa trưa như đạp xe đi mua hàng, sắp xếp quầy hàng hay chăm sóc vườn nhà (những việc đó tôi trước đây vẫn làm, nhưng mấy tháng trước trời mát thì không sao). Ngoài xuống sức, tôi còn nhận thấy mình đang thở dốc, đôi khi có cảm giác ngực nặng nặng như có cái gì đó đè lên, vài phút sau mới hết. Đó có phải là dấu hiệu của cơn nhồi máu cơ tim không thưa bác sĩ? Nếu không phải thì dấu hiệu nào mới là nhồi máu cơ tim? Tôi có nên uống thuốc gì không?

Bác sĩ chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Thống Nhất, trả lời:

Chào chị, khi trời nóng, nhiệt độ tăng lên, cơ thể phản ứng bằng tăng giãn các mao mạch, tăng tiết mồ hôi để làm giảm nhiệt độ cơ thể khiến cơ thể bị mất nước, làm giảm thể tích tuần hoàn tương đối. Vì vậy khi trời nắng nóng, cùng mức độ vận động như trước đây, nhưng cơ thể lại cảm thấy mệt hơn, tim đập nhanh hơn, nặng ngực, là do cơ thể bị mất nước qua mồ hôi, giảm thể tích tuần hoàn. Những lúc trời nắng nóng, khi vận động nhiều chị nhớ uống thêm nước để bù lượng nước mất qua mồ hôi.

Ngoài ra, chị còn có thể gặp tình trạng thiếu máu cơ tim: cơ tim không được cung cấp đủ lượng máu nuôi cần thiết do tình trạng mảng xơ vữa làm hẹp lòng các nhánh động mạch vành (là động mạch cung cấp máu nuôi cơ tim). Khi hoạt động gắng sức hay xúc động mạnh, tim sẽ đập nhanh, làm tăng nhu cầu máu nuôi cơ tim. Tuy nhiên động mạch vành bị hẹp do mảng xơ vữa, làm giảm lượng máu nuôi cơ tim; vùngo cơ tim bị thiếu máu nuôi biểu hiện triệu chứng đau thắt ngực khi gắng sức.

Nặng hơn, mảng xơ vữa bị bong ra hoặc huyết khối tạo lập thì sẽ làm tắc lòng các nhánh động mạch vành, vùng cơ tim không có máu nuôi sẽ hoại tử, gây bệnh cảnh nhồi máu cơ tim cấp. Nếu vùng cơ tim bị hoại tử lớn, sẽ gây choáng tim, có thể tử vong.

Để chẩn đoán chị có tình trạng thiếu máu cơ tim hay không, chị nên đi khám chuyên khoa Tim mạch. Chị sẽ được đo ECG (điện tâm đồ), siêu âm tim, siêu âm tim gắng sức, và các xét nghiệm chuyên biệt khác.

Mùa Covid-19, những người này dễ chết vì... nhồi máu cơ tim

Nghiên cứu mới của Mỹ cho thấy dịch Covid-19 còn có thể gây những tác hại gián tiếp lên các căn bệnh khác nếu chúng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Bệnh tim mạch Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN