Nam thanh niên tử vong khi đang chạy bộ, bác sĩ khuyến cáo phải làm điều này trước khi chơi thể thao

Sự kiện: Bác sĩ của bạn

Nam thanh niên khoảng 30 tuổi ở Hà Nội bất ngờ gục ngã khi đang chạy bộ ở công viên. Mặc dù được mọi người đưa đi cấp cứu nhưng bệnh nhân đã không qua khỏi.

Theo thông tin từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, thời điểm tiếp nhận nạn nhân được xác định đã tử vong ngoại viện. Nạn nhân sau đó được bàn giao cho nhà đại thể.

PGS.TS.BS Võ Tường Kha, Trưởng Bộ môn Y học thể thao, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết, các trường hợp đột tử ở những người trẻ sau khi gắng sức thường do 2 lý do chính là đột quỵ tim và đột quỵ não.

(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

Những trường hợp này nhìn bề ngoài trông khỏe mạnh nhưng bản chất có thể có bệnh lý tiềm ẩn. Họ có thể mắc các bệnh tim bẩm sinh về cơ tim, van tim, mạch vành, mạch não… mà không hề biết (không đi khám hoặc đi khám không đúng chuyên khoa nên không được phát hiện).

Những tình trạng này không gây ra các triệu chứng khi một người hoạt động bình thường nên chúng thường không được phát hiện.

Tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, không biểu hiện ra bệnh lý, là do họ thích nghi với lượng vận động (công suất, thời gian, tần suất vận động) mức độ bình thường. Nhưng khi họ hoạt động với lượng vận động quá lớn, vượt ngưỡng "chịu tải" của tim, mạch, hô hấp… thì dẫn đến "phát nổ" như một chiếc nồi áp suất đang đun vượt quá áp suất cho phép.

Hậu quả là gây vỡ mạch, thiếu máu (dinh dưỡng, oxy) cho cơ tim, cho não để duy trì hoạt động, ngừng tim đột ngột và tử vong.

Một số người cũng có thể có dị dạng ở mạch máu não hoặc có bệnh mãn tính chưa điều trị khỏi. Khi tập luyện cường độ cao, kéo dài gây cường giao cảm, dẫn tới co mạch, tăng huyết áp, gây co thắt mạch não, vỡ điểm yếu (phình) mạch não hoặc làm cơ thể bị quá sức, quá tải dẫn đến những biến cố, đột tử không mong muốn.

Theo PGS Kha, có một thực tế là rất nhiều người khi chơi thể thao đã không kiểm tra, sàng lọc, điều trị triệt để những chấn thương, bệnh lý tiềm ẩn trước đó. Điều này có thể gây chấn thương, gây ra các bệnh lý cấp tính về tim mạch, hô hấp, thậm chí gây nhồi máu cơ tim, ngừng tim, tăng huyết áp, xuất huyết não, nhồi máu não...

PGS Kha khuyến cáo mọi người, trước khi tập chạy hay chơi bất kỳ môn thể thao nào, đặc biệt đòi hỏi sức bền đều cần phải kiểm tra thể lực.

Như vậy, kiểm tra sức khỏe sẽ bao gồm kiểm tra tổng quát và kiểm tra thể lực, kiểm tra chuyên sâu tim mạch, hô hấp, hệ vận động.

Theo bác sĩ, tập thể dục thường xuyên rất tốt cho sức khỏe, ngay cả người có bệnh tim vẫn được khuyên nên vận động nhưng phải lưu ý đúng cách, an toàn và có sự hướng dẫn của bác sĩ. Điều quan trọng nữa là bạn phải tập thể dục trong giới hạn của mình.

Trong khi tập luyện, hãy lắng nghe cơ thể bạn, nếu thấy các dấu hiệu như đau tức ngực, khó thở, nhanh mệt, hoa mắt, chóng mặt, mạch nhanh, huyết áp tăng, huyết áp tụt… phải đi khám và điều trị kịp thời.

Mọi người nên bắt đầu tập thể dục từ từ và không tham gia vào các hoạt động cường độ cao, đặc biệt nếu họ chưa từng tập luyện trước đây.

Nữ diễn viên xinh đẹp đột tử ở tuổi 36 trong lúc tắm cho con vì mắc căn bệnh nguy hiểm này mà không biết

Chúng ta vẫn nghĩ nhồi máu cơ tim giống như các bộ phim vẫn chiếu trên truyền hình là một người đột ngột ôm lấy ngực và ngã ra. Nhưng thực sự không phải vậy.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo HÀ ANH ([Tên nguồn])
Bác sĩ của bạn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN