Nam thanh niên bị đứt rời bàn chân, bác sĩ chỉ cách sơ cứu các ca đứt lìa tay, chân
Với phần chi đứt lìa, người sơ cứu rửa bằng nước sạch (nước đun sôi để nguội) hoặc nước muối sinh lý.
Trong 1 tuần gần đây, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 liên tiếp nhận 2 trường hợp bệnh nhân bị tai nạn lao động do máy cắt cỏ.
Một trường hợp bị đứt rời gần một nửa dưới cẳng chân, 1 trường hợp đứt rời bàn chân, cả 2 đều được sơ cứu tại tuyến dưới và chuyển đến Bệnh viện TƯQĐ 108 để nối lại bàn chân.
Người đàn ông bị bàn chân đứt lìa.
Ca bị đứt rời bàn chân, theo lời kể của người bệnh N.A.T (21 tuổi, Nghệ An) trong quá trình lao động, anh sơ ý đã bị máy cắt cỏ cắt lìa bàn chân. Anh được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An để sơ cứu và sau đó, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Tại bệnh viện, các bác sĩ đã trồng bàn chân đứt rời bằng kĩ thuật vi phẫu dưới kính hiển vi phẫu thuật, ca phẫu thuật kéo dài 5 giờ, các cấu trúc mạch máu, thần kinh, gân cơ được phục hồi lại.
TS.BS Nguyễn Quang Vịnh, Khoa Chấn thương chi trên và Vi phẫu, Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 khuyến cáo, người dân khi sử dụng máy cắt cỏ phải kiểm tra tình trạng máy trước khi sử dụng. Đa số các tai nạn là do lưỡi cắt bị văng ra ngoài, quá trình sử dụng máy phải đi giầy bảo hộ và giữ tập trung trong quá trình lao động.
Bác sĩ Vịnh cũng khuyến cáo, thời gian vàng lý để nối chi thể bị đứt rời là 6 giờ tính từ lúc bị đứt đến lúc các bác sĩ thực hiện nối lại mạch cấp máu cho phần chi thể đứt rời, nếu chi thể được bảo quản đúng cách.
Với phần chi đứt lìa, người sơ cứu rửa bằng nước sạch (nước đun sôi để nguội) hoặc nước muối sinh lý. Không được rửa bằng xà phòng hoặc hóa chất. Sau đó, phần chi thể đứt lìa được bọc kín bằng gạc hoặc vải sạch (chú ý không bọc quá dày) rồi cho vào túi ni lông, buộc kín miệng túi để nước không thấm vào.
Đặt túi vào thùng nước đá lạnh, thau chứa nước đá lạnh, hoặc đơn giản nhất là cho vào trong một túi nhựa khác có chứa nước đá lạnh. Mục đích của quấn băng vải quanh phần chi đứt lìa là để chi không tiếp xúc trực tiếp với đá lạnh.
Khoảng 2 ngày trước khi vào viện bệnh nhân thấy mệt mỏi, khó thở, buồn nôn, đến khoa Cấp cứu trong tình trạng đã ngừng tim.
Nguồn: [Link nguồn]