Nam sinh mắc bệnh tiểu đường vì thói quen ăn uống này
Bệnh tiểu đường có xu hướng trẻ hoá do nhiều người có thói quen ăn uống không lành mạnh.
Trang Ettoday đưa tin, một nam sinh 19 tuổi ở miền bắc Đài Loan (Trung Quốc) cao 1m73, nặng 110kg, chưa bao giờ giảm cân thành công. Trong một lần tới bệnh viện khám, cậu phát hiện lượng lượng đường trong máu rất cao, chỉ số hemoglobin glycat (HbA1c) đạt đến 9, cùng với các chỉ số về mỡ máu, acid uric và chức năng gan cũng bất thường.
Sau khi kiểm tra kỹ hơn, bác sĩ phát hiện nam sinh này có thói quen ăn đồ ăn nhanh hằng ngày, số lượng nhiều gấp đôi so với người bình thường. Cậu cũng uống nhiều nước ngọt, không uống nước lọc, cộng với áp lực học tập nặng nề nên hiếm khi tập thể dục. Cuối cùng, tất cả những điều này dẫn tới bệnh tiểu đường.
Ăn nhiều thức ăn nhanh, nam sinh bị tiểu đường. (Ảnh minh hoạ)
Bệnh tiểu đường không còn chỉ dành cho người già. Trường hợp của nam sinh này là lời cảnh báo về lối sống và thói quen ăn uống sai cách có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bằng cách cải thiện chế độ ăn uống và tăng cường tập thể dục, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường một cách hiệu quả.
5 chỉ số quan trọng về bệnh tiểu đường
1. Glucose (đường huyết): Là nguồn năng lượng chính của cơ thể, được sản sinh từ quá trình chuyển hóa thực phẩm. Mức glucose trong giới hạn bình thường rất quan trọng.
2. Glucose huyết thanh lúc đói: Đây là chỉ số thường được sử dụng để đánh giá tình trạng tiểu đường.
3. Hemoglobin glycat (HbA1c): Phản ánh mức độ kiểm soát đường huyết trong 2-3 tháng qua.
4. Insulin: Một hormone do tuyến tụy sản xuất, giúp glucose trong máu được hấp thu vào tế bào để sử dụng làm năng lượng.
5. Kháng insulin: Tế bào không đáp ứng tốt với insulin, dẫn đến glucose không được hấp thu vào tế bào, gây ra tình trạng tiểu đường.
Hiểu rõ các chỉ số này sẽ giúp quản lý bệnh tiểu đường một cách hiệu quả hơn.
5 triệu chứng của bệnh tiểu đường
1. Da sạm đen: Da vùng cổ, nách bị sạm đen và dày lên, đây là dấu hiệu của tình trạng kháng insulin.
2. Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều: Đường huyết tăng cao khiến cơ thể phải loại bỏ nhiều nước, gây ra tình trạng khát nước.
3. Mệt mỏi: Đường huyết cao dẫn đến thiếu năng lượng, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
4. Sụt cân nhanh: Tình trạng mất nước do đường huyết cao gây ra sự sụt cân nhanh chóng.
5. Vết thương chậm lành: Đường huyết cao khiến các tế bào miễn dịch không thể hiệu quả đến vùng bị thương, dễ bị nhiễm trùng.
Những dấu hiệu này cần được theo dõi và điều trị kịp thời để phòng ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường.
5 yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
1. Chế độ ăn uống không lành mạnh và béo phì: Thức ăn có hàm lượng đường, chất béo và calo cao sẽ làm tăng mức đường huyết.
2. Ít vận động: Hoạt động thể chất không đủ sẽ làm giảm độ nhạy cảm với insulin, dẫn đến tăng đường huyết.
3. Yếu tố di truyền: Có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, nguy cơ cá nhân mắc bệnh sẽ tăng lên.
4. Stress và hormone: Stress gây ra những thay đổi về hormone, làm tăng nhu cầu insulin.
5. Yếu tố môi trường: Các chất trong môi trường có thể ảnh hưởng đến chức năng tiết insulin.
Nhận biết và kiểm soát các yếu tố nguy cơ này sẽ giúp phòng ngừa và quản lý hiệu quả bệnh tiểu đường.
Nguồn: [Link nguồn]
Theo các bác sĩ, những người thừa cân, béo phì; người ít vận động, thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá, người có tiền sử gia đình có người mắc ung thư đại tràng... sẽ gia tăng nguy cơ mắc căn bệnh này.