Nam sinh 14 tuổi suýt mất tay do pháo tự chế
Bé trai N.H.C. (14 tuổi) bị tai nạn thương tích nặng liên quan đến pháo nổ, chảy máu nhiều, dập nát bàn tay phải và tổn thương nông nhiều vùng cơ thể.
Khoa chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông vừa tiếp nhận bệnh nhi N.H.C. (14 tuổi) bị tai nạn thương tích nặng liên quan đến pháo nổ; chảy máu nhiều, dập nát bàn tay phải và tổn thương nông nhiều vùng cơ thể.
Kết quả chụp XQ cho thấy bàn tay phải bị gãy nền đốt bàn tay I, gãy nền đốt ngón tay V, gãy đốt 2 và ngón III.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân.
Các bác sĩ Khoa Ngoại chấn thương đã phẫu thuật cấp cứu xử lý vết thương cho bệnh nhân. Ca mổ tuy thành công nhưng theo bác sỹ di chứng để lại cho bàn tay phải về sau sẽ rất nặng nề do toàn bộ gân, cơ, xương bị dập nát do pháo nổ trên lòng bàn tay trong lúc các cháu nghịch sẽ để lại di chưng hạn chế cầm nắm, viết chữ và các động tác tinh vi khác của bàn tay. Đồng thời về sau phải trải qua vài cuộc phẫu thuật nữa để tháo phương tiện kết xương cũng như sửa chữa các di chứng khác của bàn tay.
Theo BSCKII Nguyễn Mạnh Trường - Ngoại chấn thương, tai nạn do pháo nói chung và pháo nổ tự chế nói riêng đều rất nguy hiểm có thể gây tàn phế thậm chí là ảnh hưởng tính mạng. Đặc biệt vào dịp cuối năm có rất nhiều các địa chỉ bán vật liệu pháo nổ bất hợp pháp trên mạng internet.
BS khuyến cáo các gia đình có con em tuổi thanh thiếu niên tăng cường quản lý các con em không tự ý mua và sửa dụng vật liệu pháo nổ cũng như rất mong nhà trường, và các tổ chức xã hội tích cực khuyến cáo tuyên truyền để các em nâng cao hiểu biết vệu nguy hiểm của pháo nổ tránh các tai nạn thương tâm có thể sảy ra.
Các bác sĩ cũng cảnh báo, tai nạn do pháo nổ thường là những chấn thương nặng và rất nặng. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp tử vong hoặc phải chịu thương tật suốt đời do pháo nổ tự chế, người cụt tay, người mù mắt, trong khi tuổi các bệnh nhân thường khá trẻ.
Người dân cần chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng pháo nổ; không tự ý chế tạo thuốc nổ, pháo nổ, gây nguy hại cho bản thân và xã hội. Đồng thời, các lực lượng chức năng, nhà trường cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về những nguy hại của pháo nổ, thuốc nổ cho người dân, đặc biệt là đối với học sinh.
Nguồn: [Link nguồn]
Có khối u máu ở giữa não, N. V. P.20 tuổi, hiện là sinh viên tại Hà Nội đi thăm khám ở nhiều nơi nhưng bác sĩ từ chối mổ do vị trí sâu, biểu hiện đau đầu, chóng mặt thường...