Nằm ngủ nghiêng bên trái hay bên phải, bên nào thì tốt cho sức khỏe hơn?
Điều gì sẽ xảy ra khi bạn ngủ nghiêng, và ngủ nghiêng bên nào thì tốt hơn cho sức khỏe?
Có thể bạn chưa biết, tư thế ngủ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nghỉ ngơi và sức khỏe tổng thể.
Không phải tất cả mọi người đều có tư thế ngủ giống nhau, có người nằm thẳng duỗi tay, cũng có người nằm nghiêng, nằm sấp hoặc thậm chí nằm chổng mông lên trời. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi tư thế ngủ (nếu chúng không phù hợp) để cải thiện sức khỏe tốt hơn bằng một số mẹo nhỏ sau đây.
Không phải ai cũng giữ nguyên một tư thế trong khi ngủ. Ảnh: Pexels
Ngủ nghiêng là tư thế ngủ phổ biến nhất, khoảng 60% người lớn ngủ theo cách này. Về lợi ích tổng thể và giải phẫu con người, ngủ nghiêng là tư thế tốt nhất cho cơ thể của bạn, tuy nhiên, nghiêng bên nào sẽ tốt hơn?
Nghiên cứu cho thấy, nằm nghiêng bên nào cũng có lợi và có những mặt hạn chế.
Lợi ích của việc ngủ nghiêng
Ngủ nghiêng là tư thế tự nhiên được nhiều người ưa chuộng, nó có khả năng giảm bớt chứng mất ngủ và thiếu ngủ. Tuy nhiên, mọi thứ không chỉ dừng lại ở đó, tư thế ngủ này còn giúp giảm đau lưng, giảm ngáy và tốt cho hệ tiêu hóa.
- Giảm đau lưng: Nếu bạn là người thích nằm sấp khi ngủ, hãy thử nằm nghiêng với tư thế thẳng chân để giúp giảm đau lưng. Ngủ nghiêng có thể giữ cho cột sống của bạn thẳng và giảm áp lực ở phần cổ và thắt lưng của lưng.
- Giảm ngáy: Khi bạn nằm ngửa, vòm miệng mềm và lưỡi của bạn có thể tụt về phía sau và cản trở đường thở. Điều này đặc biệt phổ biến đối với những người bị chứng ngưng thở khi ngủ, và ngủ nghiêng có thể giúp khắc phục tình trạng này.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt hơn: Ngủ nghiêng về bên trái có thể làm dịu các vấn đề về đường tiêu hóa, đơn cử như ợ chua, đầy hơi và táo bón.
- Cải thiện sức khỏe não bộ: Bộ não của chúng ta sẽ loại bỏ những chất thải trong quá trình trao đổi chất, và ngủ nghiêng mang lại hiệu quả tốt nhất cho quá trình này.
Ngủ nghiêng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh: Pexels
Nhược điểm của ngủ nghiêng
Nằm nghiêng có thể mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, nhưng nó vẫn có một số hạn chế và bất lợi, đặc biệt là nếu bạn sử dụng loại nệm không phù hợp.
- Đau vai và đau hông: Nếu nệm quá cứng so với cơ thể bạn, việc ngủ nghiêng có thể làm tăng áp lực lên vai, hông và đầu gối. Ngược lại, nếu nệm quá mềm, cơ thể của bạn có thể bị lún sâu và làm thay đổi sự liên kết tự nhiên của cột sống.
- Áp lực lên mặt: Đối với những người sống chung với bệnh tăng nhãn áp hoặc tắc nghẽn xoang, việc ngủ nghiêng có thể làm tăng áp lực ở vùng mắt.
Ngủ nghiêng bên trái hay bên phải thì tốt hơn?
Cả hai bên đều tốt, nhưng làm thế nào để xác định được bên nào là tốt nhất cho bạn? Câu trả lời ở đây là việc này còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe mà bạn đang phải đối mặt.
Ngủ nghiêng về bên trái mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể nhất. Dạ dày tự nhiên của chúng ta nằm ở bên trái của cơ thể, có nghĩa là tiêu hóa sẽ hiệu quả nhất khi bạn nằm nghiêng về bên trái.
Bên cạnh đó, ngủ nghiêng về bên trái còn giúp cải thiện tuần hoàn, điều này rất quan trọng đối với lưu lượng máu đến nhau thai trong thai kỳ.
Lưu ý, ngủ nghiêng bên phải sẽ không gây ra bất kỳ khó chịu nào như trào ngược axit hoặc ợ nóng, nó chỉ không giúp giảm các vấn đề hiện có.
Nếu bạn thường ngủ nghiêng về bên phải thì cũng đừng lo lắng bởi nằm nghiêng bên nào cũng có lợi ích. Ví dụ, ngủ nghiêng về bên trái có thể ảnh hưởng đến cách tim bơm máu. Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy việc ngủ nghiêng bên phải sẽ giúp giảm áp lực lên tim, cho phép nó có nhiều không gian hơn trong khoang ngực.
3 mẹo để tập thói quen ngủ nghiêng
Thay đổi tư thế ngủ có thể là vấn đề khó khăn đối với nhiều người, tuy nhiên, nếu muốn cải thiện sức khỏe, bạn có thể áp dụng một số lời khuyên sau đây.
- Chọn chiếc gối phù hợp: Nếu bạn đang sử dụng nệm hoặc gối quá nhỏ, nó sẽ mang lại cảm giác không thoải mái khi nằm nghiêng. Nhìn chung, người ngủ nghiêng cần một chiếc gối cao hơn và chắc chắn hơn, giúp giữ cổ thẳng hàng với phần còn lại của cột sống. Điều này sẽ giúp bạn không bị đau hoặc cứng cổ khi thức dậy.
Về nệm, những người ngủ nghiêng, đặc biệt là những người nhẹ kí cần sử dụng nệm mềm hơn để không ảnh hưởng đến đầu gối, hông, vai…
- Dùng gối để hạn chế việc lăn qua lại: Khi bạn đang ngủ, bạn sẽ không ý thức được việc mình đang nằm ở tư thế nào, thay vào đó, bạn chỉ di chuyển đến vị trí thoải mái nhất. Để giữ cho cơ thể không nằm sấp, bạn có thể đặt 2 chiếc gối xung quanh.
- Hãy thử ngủ trên chiếc ghế dài trong vài đêm: Cách dễ nhất để tập thói quen ngủ nghiêng là bạn nên di chuyển giường sát vào tường và ngủ đối diện với nó. Một lựa chọn khác là ngủ trên chiếc ghế dài trong nhà, ghé dài thường hẹp và buộc bạn phải ngủ nghiêng.
Lưu ý, bài viết này chỉ cung cấp thông tin, không nhằm mục đích tư vấn sức khỏe hoặc y tế. Do đó, nếu cảm thấy tình trạng sức khỏe không được tốt, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc đến bệnh viện kiểm tra.
Nguy cơ mắc cao huyết áp, tiểu đường, béo phì... có thể tăng lên một cách bí ẩn khi bạn ngủ. Và rất may là khắc phục điều đó không khó, theo nghiên cứu từ Đại học Northwestern...
Nguồn: [Link nguồn]