Nam bệnh nhân bị 20 con giun mỏ hút máu, đâm thủng ruột non

Sự kiện: Sống khỏe

Bệnh nhân cấp cứu trong tình trạng mệt mỏi, suy kiệt, da xanh, mất thăng bằng do mất máu nhiều, mạch nhanh, huyết áp tụt.

Ngày 13/5, BV E cho biết, các bác sĩ Khoa Nội tiêu hóa – Bệnh viện E vừa nội soi ruột non bóng đôi gắp giun mỏ lúc nhúc trong ruột non gây chảy máu ồ ạt cho một bệnh nhân nam (36 tuổi, người dân tộc Dao, ở huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai).

Theo hồ sơ bệnh án, bệnh nhân này được chuyển từ một bệnh viện tuyến dưới lên cấp cứu Bệnh viện E trong tình trạng mệt mỏi, suy kiệt, da xanh, mất thăng bằng do mất máu nhiều, mạch nhanh, huyết áp tụt…

Bệnh nhân cấp cứu trong tình trạng mệt mỏi, suy kiệt, da xanh.

Bệnh nhân cấp cứu trong tình trạng mệt mỏi, suy kiệt, da xanh.

Mặc dù, bác sĩ tuyến dưới cũng cho bệnh nhân thực hiện nội soi dạ dày, đại tràng nhưng không phát hiện tổn thương gây nên tình trạng mất máu của bệnh nhân. Điều trị khoảng 14 ngày, tình trạng bệnh ngày càng nặng, khiến cơ thể bệnh nhân gần như suy kiệt hoàn toàn nên đã chuyển Bệnh viện E để tìm nguyên nhân.

Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân, bác sĩ đã cho bệnh nhân truyền máu, truyền dịch nâng cao thể trạng, được chụp cắt lớp vi tính đa dãy nhằm khảo sát mạch máu ruột non để phát hiện bất thường.

Sau khi hội chẩn, bác sĩ Khoa Nội tiêu hóa quyết định theo dõi xuất huyết tiêu hóa do nguyên nhân từ ruột non và chỉ định nội soi ruột non tìm nguyên nhân. Kết quả nội soi ruột non cho thấy có nhiều giun lúc nhúc bám trên niêm mạc ruột hút máu với nhiều điểm tổn thương trên niêm mạc ruột, thủng ruột non, chảy máu gây nên thiếu máu trầm trọng.

BV đã gắp giun và sinh thiết tổn thương cho bệnh nhân. Các bác sĩ tỏ ra vô cùng ngạc nhiên, ở một đoạn ruột non của bệnh nhân đã có gần 20 con giun trưởng thành bám lúc nhúc.

Bệnh viện E đã gửi mẫu đến viện Sốt rét ký sinh trùng và côn trùng trung ương để định danh ký sinh trùng và kết quả khẳng định đó là giun mỏ.

ThS. BS Đặng Trung Thành – Phó trưởng Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện E – người tham gia trực tiếp nội soi gắp giun mỏ cho bệnh nhân cho biết, mức độ nguy hiểm của loại giun này có đôi răng hình bán nguyệt sắc bén ngoạm vào niêm mạc ruột để hút máu.

Giun mỏ hút máu khoảng 0,03 – 0,05ml/ngày. Trong khi hút máu, giun tiết ra chất chống đông máu làm cho các vết tổn thương do giun ngoạm vẫn tiếp tục chảy máu, kể cả khi con giun này đã chuyển sang ký sinh ở chỗ khác. Không những vậy, giun mỏ hút máu liên tục kể cả khi máu đầy tràn ra theo hậu môn của chúng, gây nên tình trạng mất máu nhiều ở bệnh nhân. Hơn nữa, trong quá trình ký sinh và hút máu loại giun mỏ còn tiết ra độ tố ức chế cơ quan tạo máu sản sinh hồng cầu làm trầm trọng thêm tình tràng mất máu, thủng ruột non.

ThS. BS Đặng Trung Thành chia sẻ, bệnh không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu mà chủ yếu là triệu chứng thiếu máu nên việc phát hiện, chẩn đoán được người bệnh mắc giun mỏ rất khó, dễ nhầm lẫn với một số bệnh thiếu máu do viêm loét dạ dày, tá tràng...

Sau khi được khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện E thông báo về kết quả nội soi ruột non của bệnh nhân là thiếu máu kèm xuất huyết tiêu hóa do ký sinh trùng giun mỏ, bệnh nhân và gia đình tỏ ra khá bất ngờ, vì đây là lần đầu tiên họ nghe đến loại ký sinh trùng nguy hiểm này.

Để phòng tránh nhiễm giun sán nói chung, đặc biệt nhiễm giun mỏ nói riêng, ThS. BS Đặng Trung Thành khuyến cáo, cần đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động, giữ vệ sinh cá nhân như rửa tay trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn, không ăn rau sống khi chưa rửa thật sạch, ăn chín uống sôi….

Đối với người bệnh, khi có các biểu hiện của thiếu máu như hoa mắt chóng mặt phân đen, cần đến ngay cơ sở y tế lớn để khám, tư vấn, phát hiện và điều trị kịp thời.

Trị giun sán không cần dùng thuốc, chỉ cần những nguyên liệu rẻ tiền này

Trị giun sán không cần dùng thuốc, bạn vẫn có thể sử dụng những loại quả, hạt này để loại bỏ chúng khỏi cơ thể...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN