Mỹ: COVID-19 đang 'nóng sùng sục', lại phát hiện thêm virus cực độc

Sự kiện: Sống khỏe

Một loại virus chết người gây sốt, đau bụng, nôn mửa, chảy máu chân răng, ngứa và đau sau mắt giờ đây có thể lây từ người sang người, Trung tâm Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) thông báo ngày 16/11.

Năm 2004, thế giới ghi nhận một trường hợp mắc virus Chapare ở vùng nông thôn tỉnh Chapare của Bolivia; sau đó, căn bệnh giống Ebola này biến mất, website khoa học uy tín Live Science đưa tin ngày 17/11.

3/5 người mắc đã tử vong

Tuy nhiên, năm 2019 ghi nhận ít nhất 5 người mắc virus Chapare ở khu vực gần La Paz – thủ phủ tỉnh Chapare. Ba trong số 5 bệnh nhân đã tử vong, CDC thông báo. Virus lây từ người sang người thông qua dịch cơ thể như nước bọt, máu, nước tiểu, tinh dịch… Tuy nhiên, năm 2020 chưa ghi nhận ổ dịch nào và virus Chapare khó có thể gây ra một đại dịch toàn cầu như COVID-19, các chuyên gia virus nhận định.

Dù vậy, vẫn có những điều đáng lo ngại. Ba trong tổng số 5 người mắc virus Chapare trong ổ dịch năm 2019 là nhân viên y tế. Cụ thể, một bác sĩ nội trú trẻ tuổi, một chuyên viên xe cứu thương và một bác sĩ tiêu hóa đã mắc Chapare sau khi tiếp xúc với dịch cơ thể của bệnh nhân. Hai trong số họ đã tử vong.

Sốt gây xuất huyết như Ebola hiếm khi lây lan trên quy mô lớn như các bệnh về đường hô hấp như cúm hoặc COVID-19, Colin Carlson, nhà nghiên cứu bệnh lây truyền từ động vật công tác tại Đại học Georgetown (Mỹ), nói với Live Science. Trong khi bệnh đường hô hấp có giai đoạn ủ bệnh kéo dài, các triệu chứng sốt gây xuất huyết thường xuất hiện sớm sau khi cơ thể nhiễm bệnh. Bệnh gây xuất huyết thường lây qua đường tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể.

Virus Chapare gây xuất huyết như này. Ảnh: Omicsonline.

Virus Chapare gây xuất huyết như này. Ảnh: Omicsonline.

Vụ dịch mới

Dấu hiệu đầu tiên của ổ dịch Chapare năm 2019 được tìm thấy trong các mẫu dịch cơ thể được lưu trong phòng thí nghiệm của chính phủ Bolivia tại thành phố Santa Cruz. Các bác sĩ lấy mẫu tin rằng, các bệnh nhân này đã mắc sốt xuất huyết – căn bệnh lây truyền qua muỗi có thể gây sốt và chảy máu trong.

“Ở Nam Mỹ, sốt xuất huyết rất phổ biến và nhiều người khi thấy có triệu chứng của một loại sốt gây xuất huyết thì luôn nghĩ đến sốt xuất huyết đầu tiên. Nó tương tự nhau. Rất giống nhau”, bà Maria Morales-Betoulle, nhà nghiên cứu CDC từng làm việc về ổ dịch Chapare năm 2019, nói.

Nhưng các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm không tìm thấy dấu vết virus sốt xuất huyết trong các mẫu bệnh phẩm. Các nhà nghiên cứu đã xét nghiệm các mềm bệnh đặc hữu của khu vực như sống vàng da, Machupo (một căn bệnh gây xuất huyết chết người)… Nhưng các xét nghiệm này cũng cho kết quả âm tính.

Các nhà nghiên cứu không có phương pháp nhận diện và nghiên cứu cụ thể đối với virus Chapare, bà Morales-Betoulle nói.

Phòng thí nghiệm của CDC có quan hệ đối tác với Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) để theo dõi các bệnh mới nổi. PAHO có trọng tâm hoạt động ở châu Mỹ Latin.

“Các nhà nghiên cứu Bolivia liên lạc với chúng tôi thông qua PAHO. Họ hỏi chúng tôi có chấp nhận các mẫu bệnh phẩm đó hay không”, bà Morales-Betoulle kể. Và thế là các mẫu dịch cơ thể được gửi tới CDC cùng với thông tin về vụ dịch.

“Với miêu tả của các ca bệnh, đặc biệt là ca tử vong, chúng tôi quyết định coi đây là loại virus gây sốt xuất huyết và xử lý nói với cấp độ an toàn cao nhất có thể”, bà nói.

Các nhà nghiên cứu đã xác định được các mảnh vật liệu di truyền RNA trong virus Chapare.

Họ arenavirus nhìn dưới kính hiển vi. Virus Chapare thuộc họ này. Ảnh: CDC.

Họ arenavirus nhìn dưới kính hiển vi. Virus Chapare thuộc họ này. Ảnh: CDC.

Chi tiết về vụ dịch mới cho thấy, bệnh giờ đây lây truyền từ người sang người. Ví dụ, chuyên viên xe cứu thương có thể đã mắc virus Chapare trong khi hồi sức cấp cứu cho nữ bác sĩ nội trú khi người này được chuyển tới bệnh viện. Chuyên viên xe cứu thương sau đó được chữa khỏi bệnh Chapare, nhưng vị bác sĩ nội trú không qua khỏi.

CDC gửi các nhà nghiên cứu tới khu vực xuất hiện bệnh Chapare để làm việc với các chuyên gia Bolivia. Họ phát hiện RNA của virus vẫn có trong tinh dịch của một bệnh nhân đã được chữa khỏi (ngày thứ 168 sau khi nhiễm virus Chapare).

Họ cũng thấy dấu hiệu của virus trong loài gặm nhấm (chuột) xuất hiện quanh nhà của bệnh nhân đầu tiên trong vụ dịch năm 2019 và vùng đất nông nghiệp gần đó. Phát hiện này chưa chứng tỏ loài gặm nhấm là nguồn bệnh. Cũng chưa rõ là chúng có thể lây cho người hay không.

Đưa một bệnh nhân Ebola tới bệnh viện. Ảnh: USAID.

Đưa một bệnh nhân Ebola tới bệnh viện. Ảnh: USAID.

Tin tốt và tin xấu

Cả Morales-Betoulle và Carlson đều cho rằng, tất cả thông tin chi tiết về virus Chapare ở một góc độ nào đó là tin tốt vì điều đó cho thấy giới chức y tế toàn cầu làm việc cùng nhau một cách hiệu quả để xác định và theo dấu một căn bệnh mới nổi.

Các loại virus mới, bao gồm virus chết người, là thực tế đời sống thế kỷ 21. “Bệnh truyền nhiễm mới đang xuất hiện nhiều hơn. Mỗi năm có khoảng 2 virus mới xuất hiện. Những thứ chúng ta chưa từng nhìn thấy trước đó giờ là những thứ chúng ta nhìn thấy lần đầu tiên. Và hầu hết trong số chúng là đường cùng ngõ cụt”, ông Carlson nói.

Nguồn gốc và đường lây truyền MERS-Cov. Nguồn: Vinmec.

Nguồn gốc và đường lây truyền MERS-Cov. Nguồn: Vinmec.

Các virus mới thường lan sang người thông qua động vật. Tuy nhiên, virus lây từ động vật sang người không đồng nghĩa với việc lây lan dễ dàng vì virus sống trong động vật hoang dã khó thích nghi với cơ thể người, ông nói. Nói cách khác, khi một virus nhiễm vào một người, nó chưa chắc đã có các đặc điểm cần thiết để sinh sôi nảy nở và lan truyền sang những người khác.

Nhưng các loại virus sống trong các loài vật ở gần con người, ví dụ gia súc, gia cầm, chuột… có nhiều cơ hội hơn để lây sang người. Biến đổi khí hậu và môi trường sống bị tàn phá đang thay đổi cách thức động vật hoang dã sinh sống, khiến chúng yếu hơn, dễ mắc bệnh hơn và thay đổi mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên, ông Carlson nhận định. Điều này dẫn tới việc có thêm nhiều người tiếp xúc với các loại virus mà trước đây hai bên sống cách xa nhau.

Các nhà khoa học và công chúng thường có xu hướng nghĩ rằng, dịch bệnh gây xuất huyết chết người khởi phát ở châu Phi hoặc Nam Á, nhưng trường hợp Chapare cho thấy chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới, ông Carlson nói.

“Thực tế là các loại virus gây xuất huyết có mặt khắp nơi, các loài động vật là vật chủ cho chúng có mặt khắp nơi”, ông nói.

Coronavirus mới. Ảnh: WMO.

Coronavirus mới. Ảnh: WMO.

Ebola gây ra 24 vụ dịch từ năm 1976 (khi con người phát hiện ra loại virus này) tới năm 2012, khiến 1.590 người thiệt mạng, theo Tổ chức Y tế thế giới. Sau đó, vào năm 2013, một chủng virus Ebola lây lan nhanh ở một số nước, khiến 28.646 người mắc bệnh, 11.323 tử vong.

SARS-CoV-1 xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2002, lây nhiễm cho hàng nghìn người. MERS tấn công con người năm 2012, khiến 2.519 người mắc bệnh, trong đó có 866 ca tử vong, theo CDC.

SARS-CoV-2 xuất hiện năm 2019 rồi gây ra đại dịch toàn cầu hiện nay. Tính đến sáng 18/11, COVID-19 khiến 55,55 triệu người trên thế giới mắc bệnh, với số ca mắc nhiều nhất ghi nhận ở Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Pháp và Nga, theo số liệu thống kê mới nhất của Đại học Johns Hopkins (Mỹ). COVID-19 đã khiến gần 1,34 triệu người tử vong. Năm nước có số ca tử vong nhiều nhất gồm Mỹ, Brazil, Ấn Độ, Mexico và Anh.

Ông Carlson bày tỏ lo ngại rằng, tác động của COVID-19 tới hệ thống y tế và tới sức khỏe của dân số toàn cầu khiến nhân loại ngày càng dễ bị tổn thương hơn trước các loại virus khác.

Nhân viên y tế đang đặt nội khí quản cho một bệnh nhân COVID-19 ở bang Texas của Mỹ. Ảnh: Reuters.

Nhân viên y tế đang đặt nội khí quản cho một bệnh nhân COVID-19 ở bang Texas của Mỹ. Ảnh: Reuters.

Nguồn: [Link nguồn]

Bé trai vừa chào đời đã không thể qua khỏi vì người mẹ nhiễm loại virus này

Sau khi chào đời trẻ có diễn biến bất thường như: Toàn thân vàng nhợt, ban tím vùng lưng, mặt, tim đập rời rạc…

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thái An ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN