Mướp đắng có nhiều tác dụng tốt nhưng 4 nhóm người đại kỵ không nên ăn

Sự kiện: Sống khỏe

Dù mướp đắng có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe nhưng chính vì loại quả này có nhiều dược tính nên lương y Bùi Đắc Sáng khuyên 4 nhóm người sau đây không nên ăn mướp đắng.

Mướp đắng có nhiều tác dụng tốt nhưng 4 nhóm người đại kỵ không nên ăn - 1

Đường huyết nếu tăng cao sẽ gây ra các biến chứng ở mắt, thần kinh, mạch máu, não, tim... đồng thời hình thành các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp... Khi nhắc đến một loại thực phẩm có thể giúp hỗ trợ hạ đường huyết tốt, hẳn mướp đắng là cái tên đầu tiên nhiều người nghĩ đến.

Mướp đắng có chứa một hợp chất giống insulin gọi là Polypeptide-p hoặc p-insulin, chất này đã được chứng minh là có thể hỗ trợ kiểm soát đường huyết một cách tự nhiên. Theo một nghiên cứu năm 2011, được công bố trên Journal Ethnopharmacolgy, cho thấy việc uống nước ép mướp đắng trong 4 tuần có thể hỗ trợ giảm đáng kể lượng đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường type 2.

Mướp đắng có nhiều tác dụng tốt nhưng 4 nhóm người đại kỵ không nên ăn - 2

Mướp đắng có chứa một hợp chất giống insulin gọi là Polypeptide-p hoặc p-insulin, có thể hỗ trợ kiểm soát đường huyết.

Bên cạnh đó, các chất dinh dưỡng trong quả mướp đắng cũng rất tốt trong việc hỗ trợ ngăn ngừa và hỗ trợ trị một số bệnh mạn tính.

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội), trong Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính mát, công dụng giải nhiệt, tiêu đờm, sáng mắt, mát máu, nhuận tràng, nhuận tỳ, bổ thận, nuôi can huyết, lợi niệu, trừ nhiệt độc, chống mệt mỏi.

Dù mướp đắng có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe nhưng chính vì loại quả này có nhiều dược tính nên lương y Bùi Đắc Sáng khuyên rằng 4 nhóm người sau đây không nên ăn mướp đắng.

1. Người huyết áp thấp

Theo vị lương y, trong quả mướp đắng có chứa chất charantin, Polypeptid-P và Vicine có khả năng làm hạ đường huyết, dẫn đến tụt huyết áp, nên những người có tiền sử huyết áp thấp không nên sử dụng mướp đắng.

2. Người có vấn đề về hệ tiêu hóa

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, nếu lạm dụng, ăn quá nhiều mướp đắng có thể ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa, gây tiêu chảy, ảnh hưởng đến dạ dày. Lương y khuyên những người đang mắc bệnh tiêu hóa không nên ăn nhiều mướp đắng, nếu có thể kiêng thì càng tốt.

Lương y khuyên những người đang mắc bệnh tiêu hóa không nên ăn nhiều mướp đắng, nếu có thể kiêng thì càng tốt.

Lương y khuyên những người đang mắc bệnh tiêu hóa không nên ăn nhiều mướp đắng, nếu có thể kiêng thì càng tốt.

3. Phụ nữ mang thai và cho con bú

Lương y Sáng cho biết, mướp đắng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và dẫn đến sảy thai. Ngoài ra, phụ nữ mang thai ăn nhiều mướp đắng có thể gây kích thích tử cung và dẫn đến sinh non. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.

4. Người mới phẫu thuật

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng cho rằng việc ăn mướp đắng ngay khi mới phẫu thuật sẽ gây cản trở quá trình kiểm soát đường huyết của bệnh nhân. Tốt nhất người bệnh nên ngừng ăn mướp đắng trong ít nhất 2 tuần trước và sau phẫu thuật.

Người mới phẫu thuật, người huyết áp thấp... thì không nên ăn mướp đắng.

Người mới phẫu thuật, người huyết áp thấp... thì không nên ăn mướp đắng.

Lưu ý khi ăn mướp đắng

- Bạn cần tránh uống trà ngay sau khi ăn mướp đắng kẻo ảnh hưởng dạ dày.

- Không nên kết hợp mướp đắng cùng các loại hải sản như tôm, cua… vì mướp đắng chứa vitamin C, khi kết hợp cùng asen có trong hải sản có thể gây phản ứng khó chịu, nặng hơn sẽ tạo thành thạch tín gây ngộ độc.

Không nên kết hợp mướp đắng cùng các loại hải sản như tôm, cua…

Không nên kết hợp mướp đắng cùng các loại hải sản như tôm, cua…

- Dù mướp đắng có thể làm giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường nhưng nếu đang trong thời kỳ dùng thuốc hạ thấp lượng đường thì việc ăn mướp đắng có thể khiến mức đường trong máu xuống thấp hơn cho phép, gây hại cho sức khỏe.

Nguồn: [Link nguồn]

Ăn mướp đắng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh

Mướp đắng không chỉ giàu chất dinh dưỡng quan trọng mà còn có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm cải thiện...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tiểu Vy ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN