Muốn không bị đột quỵ, sốc nhiệt vì nắng nóng, mọi người cần biết điều này

Sự kiện: Sống khỏe

Khi cơ thể không dung nạp được nhiệt độ môi trường, có nguy cơ xảy ra nhiều biến cố nguy hiểm.

Mấy ngày qua, nắng nóng đang bao trùm khắp cả nước. Tại miền Bắc có nơi trên 40 độ C. Tại TP.HCM có thời điểm lên đến 4 độ C.

PGS.TS Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng khoa Cấp cứu (BV Bạch Mai) cho biết, nắng nóng làm gia tăng 20% số ca đột quỵ. Bên cạnh đó, tình trạng sốc nhiệt, ngất xỉu cũng có nguy cơ gia tăng với những người làm việc, đi lâu ngoài đường khi nắng nóng.

Muốn không bị đột quỵ, sốc nhiệt vì nắng nóng, mọi người cần biết điều này - 1

Sốc nhiệt, ngất xỉu cũng có nguy cơ gia tăng với những người làm việc, đi lâu ngoài đường khi nắng nóng.

PGS Nguyễn Văn Chi lý giải, tình trạng bất ổn của thời tiết không phải là nguyên nhân nhưng là yếu tố thuận lợi khiến các yếu tố nguy cơ phát triển thành bệnh.

Nắng nóng, chế độ sinh hoạt thường ngày không tuân thủ điều trị như không uống thuốc huyết áp, ăn mặn, không vận động, suốt ngày khó chịu căng thẳng dẫn đến huyết áp tăng, nguy cơ đột quỵ tăng.

Nguy hiểm hơn là trước đây tỷ lệ người lớn tuổi bị đột quỵ cao, nhưng hiện nay tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi cao hơn.

Nhiều người cứ nghĩ rằng, mùa đông lạnh mới cần quan tâm đến chỉ số huyết áp hơn mùa hè để tránh nguy cơ đột quỵ. Nhưng điều này là hoàn toàn sai lầm, mùa nào cũng phải kiểm soát huyết áp.

Những người mắc các bệnh lý về tim mạch, huyết áp cần đảm bảo 3 yếu tố: ăn uống, sinh hoạt nghỉ ngơi, thuốc điều trị nhằm đạt mục tiêu đạt huyết áp ổn định.

Để giữ gìn sức khỏe trong những ngày thời tiết nắng nóng, PGS.TS Nguyễn Văn Chi khuyến cáo, môi trường có nhiệt đột cao hơn cơ thể sẽ dễ xảy ra nhiều biến cố “shock nhiệt” dễ rơi vào tình trạng hôn mê.

Vậy nên, những người làm việc trong môi trường nắng nóng phải tự bảo vệ mình, phải tạm dừng nếu điều kiện thời tiết vượt quá sức chịu đựng của cơ thể.

Đặc biệt, thời điểm 12 – 16 giờ là nhiệt độ cao nhất do vậy không lao động ngoài trời ở khoảng thời gian này. Bởi khi cơ thể không dung nạp được nhiệt độ môi trường, có nguy cơ xảy ra nhiều biến cố nguy hiểm.

Đồng thời, cần đảm bảo uống đủ nước, chuẩn bị các phương tiện bảo hộ nhằm giảm bớt tác động của nhiệt và tia tử ngoại, môi trường làm việc cần đảm bảo thông thoáng, kiểm soát môi trường lao động.

Người dân cũng cần hiểu và biết phòng tránh tác hại do nắng nóng gây ra đối với sức khỏe con người như: say nóng, say nắng, rối loạn thân nhiệt, mất nước, ngất, kiệt sức, gia tăng bệnh hô hấp, tim mạch, đột quỵ, gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm, sốt cao co giật…

Bộ Y tế cũng cảnh báo các đối tượng dễ tổn thương như người già, phụ nữ có thai, trẻ em tại các khu vui chơi giải trí, nhà trẻ, công nhân làm việc ở môi trường có nhiệt độ cao, nông dân lao động ngoài trời; người bệnh đang điều trị các bệnh: tim mạch, bệnh phổi mãn tính, hen phế quản, đái tháo đường, tiêu chảy mất nước, vẩy nến, chàm, bỏng, cường tuyến giáp….

Nguy cơ đột quỵ vì nắng nóng

Dù thoát khỏi lưỡi hái tử thần nhưng ông S vẫn bị liệt nửa người và mất trí nhớ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN