Muốn bổ thận tráng dương đừng bỏ qua loại quả này!

Vải là loại trái cây quen thuộc và được ưa thích của nhiều người Việt. Ít ai biết rằng, loại quả này có thể giúp nam giới sung mãn hơn.

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để thưởng thức những quả vải ngon. Vải chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin giúp phòng chống nhiều bệnh. Theo Đông y, vải có tác dụng ích tâm, ôn tỳ, tư thận, bổ huyết, dưỡng can, làm tỉnh táo tinh thần, tăng sức lực, tráng dương, làm đẹp nhan sắc. Sau đây là một số bài thuốc bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lí cho phái mạnh.

Bài 1: Rượu ngâm vải sấy khô

Chuẩn bị: 7g cùi vải sấy khô (lệ chị nhục), 24g nhân sâm, 15g kỷ tử, 15g thục địa, 9g đinh hương, 9g viễn chí, 9g dâm dương hoắc, 9g bạch tật lê, 3g trầm hương và 1 lít rượu trắng.

Muốn bổ thận tráng dương đừng bỏ qua loại quả này! - 1

Tiến hành: Thái nhỏ tất cả các vị thuốc và đem ngâm trong rượu từ 7 đến 10 ngày. Mỗi ngày uống 1 chén nhỏ và nhấp từng ngụm từ từ.

(Nói như cổ nhân là phải uống nghìn lần mới hết một chén rượu - thiên khẩu nhất bôi).

Bài 2: Cùi vải tươi ngâm rượu

Chuẩn bị: 1kg cùi vải tươi, 1 lít rượu trắng

Tiến hành: Ngâm cùi vải vào trong rượu trắng khoảng 10 ngày. Mỗi ngày uống khoảng 30ml, uống vào lúc chiều tối.

Bài 3: Vải nhồi tôm hấp

Chuẩn bị: Cùi vải tươi bỏ hạt khéo léo sao cho không bị vỡ, 200g tôm nõn, 200g rau cải (khoảng 2 cây), muối, đường, tinh bột, lòng trắng trứng gà, nước.

Tiến hành: Tôm ướp gia vị khoảng 30 phút, sau đó xay nhuyễn và nặn thành từng viên để nhồi vào trong cùi vải. Cho cùi vải đã nhồi vào nồi hấp cách thuỷ, để nước sôi khoảng 5 phút rồi bày ra đĩa.

Muốn bổ thận tráng dương đừng bỏ qua loại quả này! - 2

Muối, đường, tinh bột trộn cùng nước (một lượng vừa phải), cho hỗn hợp vào nồi đun lửa nhỏ khoảng 5 phút, sau đó bỏ lòng trắng trứng vào khuấy đều để tạo thành nước sốt.

Bày vải nhồi tôm ra đĩa, để cải xanh luộc chín xung quanh sau đó tưới nước sốt lên món ăn, ăn khi còn nóng.

Bài 4: Canh vải thiều, mướp đắng

Chuẩn bị: 10 quả vải thiều tươi, 1 quả mướp đắng cùng 2 cánh gà. Các gia vị cần có là gừng, bột canh, bột ngọt, hạt tiêu, rượu gạo và nước tương.

Cách làm: Cho cánh gà ướp cùng các loại gia vị khoảng 20 phút (tự xác định khẩu vị để đều chỉnh gia vị ướp 1 cách hợp lý).

Tiếp theo, cho khoảng nửa lít nước vào thịt gà và hầm nhỏ lửa, mở vung. Cho thêm gừng đã đập dập vào nồi thịt gà.

Khi gà chín mềm thì cho lần lượt mướp đắng thải nhỏ, vải thiều, nấu khoảng 2 đến 3 phút, nêm gia vị cho vừa ăn là được.

Bài 5: Canh vải tươi, thịt gà

Chuẩn bị: Thịt gà 500g, vải tươi 300g, gừng xắt sợi nhỏ 1 nhánh con, rượu trắng 1 muỗng canh, hành bằm nhỏ 2 củ, hạt nêm, dầu ăn.

Muốn bổ thận tráng dương đừng bỏ qua loại quả này! - 3

Cách làm: Bắc nồi lên bếp, đun nóng dầu ăn, cho thịt gà vào xào săn, nêm 1 muỗng canh nước vải (ép hoặc xay cùi vải tươi để lấy nước) và nước lạnh, gừng, rượu, om cho đến khu gà chín mềm, nêm thêm bột năng cho sánh.

Ăn nóng tô gà nấu trái vải với mùi hương lan tỏa quyến rũ sẽ rất lôi cuốn vị giác.

Bài 6: Rượu vải tươi chữa suy nhược thần kinh và thể lực, liệt dương

Vải tươi (500-1.000g) ngâm vào 1 lít rượu 7-10 ngày. Uống vào chiều tối, mỗi lần 25-30ml.

Vải có tác dụng hỗ trỡ rất tốt cho người bị liệt dương.

Một số lợi ích khác của quả vải

1. Chống ung thư

Vải có đặc tính chống ung thư. Loại trái cây này có chứa flavones, quercitin và kaemferol là những hợp chất mạnh mẽ trong việc chống lại sự phát triển các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư vú.

Muốn bổ thận tráng dương đừng bỏ qua loại quả này! - 4

2. Bệnh tim mạch

Một cốc nước ép vải hàng ngày giúp ổn định nhịp tim và huyết áp, phòng chống đột quỵ và bệnh tim mạch vành. Vải xếp thứ hai trong danh mục trái cây chứa nhiều polyphenol giúp gia tăng sức khỏe tim mạch. Chất chống oxy hóa có trong vải giúp cải thiện hệ miễn dịch, làm chậm sự tiến triển của bệnh đục thủy tinh thể và phòng chống các bệnh liên quan đến tim mạch.

3. Hỗ trợ tiêu hóa

Vải chứa các chất xơ hòa tan giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đào thải các chất độc trong dạ dày, cải thiện vị giác, làm sạch ruột kết, chữa trị chứng ợ nóng và cảm giác rát ở dạ dày. Tinh chất làm se có trong hạt vải còn được sử dụng trong việc chữa trị các vấn đề về đường ruột và tẩy giun ruột.

4. Giúp xương chắc khỏe

Vải rất giàu phốt pho, magiê và khoáng chất như đồng, mangan, giúp xương chắc khỏe. Các hoạt chất này giúp gia tăng hiệu quả hoạt động của vitamin D, thúc đẩy cơ chế đồng hóa canxi, từ đó duy trì sức khỏe của xương.

5. Vitamin C

Vải là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Tiêu thụ các loại thức ăn giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng chống lại các bệnh truyền nhiễm hay viêm như cảm, sốt, viêm họng. Vải hỗ trợ tiêu hóa để cơ thể có được dinh dưỡng tối đa. Vitamin C tốt cho da, xương, các mô, được đánh giá là loại vitamin rất quan trọng cho cơ thể.

6. Giảm nếp nhăn và tàn nhang

Oligonol là một polyphenol được tìm thấy nhiều trong quả vải. Oligonol có nhiều chất chống oxy hóa và chống lại hoạt động của virus cúm. Chất này cũng giúp cải thiện lưu thông máu, giảm cân và bảo vệ da khỏi tia cực tím. Oligonol giúp giảm mỡ, tăng tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi khi tập thể dục, tăng khả năng chịu đựng và làm giảm nếp nhăn, tàn nhang.

Muốn bổ thận tráng dương đừng bỏ qua loại quả này! - 5

7. Vitamin B

Vải thiều là nguồn cung cấp các vitamin nhóm B như thiamin, riboflavin, niacin và folate. Những vitamin này giúp cơ thể chuyển hóa cacbohydrat, protein và chất béo. Vải cũng chứa nhiều bete caroten, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện chức năng gan và các cơ quan khác.

8. Giảm cân

Vải chứa ít calo, không có chất béo bão hòa hay cholesterol mà lại rất giàu chất xơ nên thích hợp với những người muốn giảm cân.

9. Cải thiện làn da

Vải thiều giúp nuôi dưỡng da dầu, giảm sự phát triển của trứng cá. Các hoạt chất trong loại trái này giúp đào thải các chất độc, mang lại cho bạn một làn da đẹp và khỏe mạnh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hùng Lâm (Người đưa tin)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN