Mùa lạnh ngâm chân nước nóng mỗi ngày có tốt cho sức khỏe? 4 kiểu người này tốt nhất không nên!
Ngâm chân nước nóng tưởng chừng đơn giản nhưng nếu thực hiện sai cách lại rất có hại cho sức khỏe.
Những thay đổi của cơ thể khi thường xuyên ngâm chân nước nóng
Sức khỏe của bàn chân liên quan đến mọi mặt của cơ thể nên nhiều người trung niên và người cao tuổi đã hình thành thói quen ngâm chân nước nóng.
Người xưa có câu: "Muốn giữ sức khỏe thì trước tiên phải chăm sóc đôi chân của mình, bạn sẽ không bao giờ phải lo sợ tuổi già".
Là bộ phận xa tim nhất nên bàn chân thường thiếu nhiệt. Ngoài ra, mắt cá chân có làn da mỏng và nhiều mạch máu, dễ tản nhiệt nên bàn chân thường là bộ phận dễ bị cảm lạnh nhất trên cơ thể. Vì thế, ngâm chân nước nóng là cách làm nóng trực tiếp và nhanh chóng nhất. Vì khi nhiệt độ tăng lên, các mạch máu ở bàn chân giãn nở và tốc độ lưu thông máu tăng lên. Hơi ấm này được truyền đến toàn bộ cơ thể theo các mạch máu, đẩy nhanh quá trình lưu thông máu giúp cơ thể sẽ bước vào trạng thái thoải mái, thư giãn.
Tuy nhiên, ai có thể ngờ tới mẹo bảo vệ sức khỏe tuyệt vời này lại có thể nguy hiểm đến tính mạng đối với một số người.
Sau khi ông Vương, một người đàn ông 55 tuổi đến từ Thái Châu (Trung Quốc) ngâm chân nước nóng hơn chục phút, toàn bộ bàn chân của ông sưng tấy như cái bánh, đen và cứng. Để cứu sống, bác sĩ đã phải cắt cụt chân của ông. Trường hợp khác, bà Chen, 49 tuổi ở Giang Ninh, đột ngột bị vỡ phình động mạch não khi đang ngâm chân nước nóng ở nhà và qua đời sau khi hồi sức không thành công.
4 kiểu người không nên ngâm chân
Người tăng huyết áp không nên ngâm chân nước nóng
Người huyết áp cao thường có vấn đề về kích thích thần kinh giao cảm và co mạch. Do đó, nếu nhiệt độ nước quá cao hoặc thời gian ngâm chân quá lâu có thể kích thích dây thần kinh giao cảm của cơ thể con người, làm tăng lượng máu và làm co mạch máu, từ đó tăng huyết áp.
Đồng thời, hầu hết bệnh nhân tăng huyết áp đều có diễn biến phức tạp về tim mạch, mạch máu não nên việc ngâm chân nước nóng có thể khiến bệnh nhân đổ mồ hôi nhiều, khiến máu ứ lại, càng làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu máu cơ tim, não thiếu oxy.
Người bị giãn tĩnh mạch
Giãn tĩnh mạch thường đi kèm với các vấn đề về mạch máu. Khi ngâm chân, nếu nhiệt độ nước quá nóng có thể làm giãn mạch máu, tăng lưu lượng máu, từ đó làm trầm trọng thêm các triệu chứng giãn tĩnh mạch và khiến tình trạng ứ máu trở nên nghiêm trọng hơn.
Người bị giãn tĩnh mạch được khuyến cáo không nên ngâm chân nước nóng
Người bị tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường có thể bị bệnh thần kinh ngoại biên và cảm nhận được nhiệt độ thấp, khiến họ dễ bị bỏng.
Nếu bàn chân hoặc chi dưới bị bỏng, do không đủ máu, không đủ dinh dưỡng sẽ dễ bị nhiễm trùng vết thương, có thể gây loét da nghiêm trọng, thậm chí có thể phải cắt cụt chi.
Nếu lượng đường trong máu được kiểm soát kém, bệnh lý thần kinh mạch máu ở chi dưới của bệnh nhân có thể ảnh hưởng đến sự lưu thông máu và dẫn truyền cảm giác, dẫn đến cảm nhận nhiệt độ chậm hơn và tăng nguy cơ bỏng.
Người bị nhiễm trùng da
Nếu bạn có vết thương hở, vết loét, nhiễm nấm hoặc các vấn đề về da khác ở bàn chân, việc ngâm chân có thể tạo ra vi khuẩn và khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên trầm trọng hơn.
Mặc dù việc ngâm chân nước nóng có lợi và vô hại với hầu hết mọi người nhưng đối với 4 đối tượng trên, tốt nhất không nên ngâm chân để tránh hậu quả nghiêm trọng.
Ngâm chân nước nóng thế nào cho an toàn?
Để tránh để ảnh hưởng đến sức khỏe, khi ngâm chân nước nóng bạn phải lưu ý 4 vấn đề sau đây.
Đừng quá nóng
Ngâm chân đừng làm bỏng chân, làn da mỏng manh của bạn không thể chịu được nhiệt độ cao.
Khi nhiệt độ chịu đựng của da vượt quá mức chịu đựng, màng bã nhờn trên bề mặt da sẽ bị tổn thương, khiến da chân bị khô và nứt nẻ.
Đối với những người mắc bệnh tắc nghẽn động mạch chi dưới và bàn chân do tiểu đường, việc ngâm chân ở nhiệt độ cao thậm chí có thể gây ra tình trạng tàn tật!
Vì vậy, vì lý do an toàn, nên kiểm soát nhiệt độ nước dưới 40°C. Trước khi đặt chân xuống, hãy nhớ kiểm tra nhiệt độ bằng tay.
Không thêm các thành phần dược liệu
Có rất nhiều loại dược liệu có tác dụng khác nhau. Nếu không có kiến thức dược lý nhất định và không hỏi ý kiến bác sĩ, bạn không nên tự thêm dược liệu vào nước ngâm chân. Việc đó có thể gây tổn hại do sử dụng không đúng cách.
Đừng quá ít nước
Khi ngâm chân, đừng để nước chỉ ngập phần trên bàn chân. Độ sâu của nước có thể chọn khoảng 30 phân, tương đương với huyệt Tam Âm Giao ở mắt cá chân, nếu có thể chạm tới điểm Thành Sơn của bắp chân thì càng tốt.
Để đạt được yêu cầu này, chậu ngâm chân được chọn phải đủ sâu, so với chậu thì rõ ràng xô sẽ phù hợp hơn.
Đừng ngâm quá lâu
Việc ngâm chân nước nóng rất thoải mái nhưng thực sự bạn không thể ngâm quá lâu. Mỗi lần ngâm chân có thể kéo dài 20 phút, tối đa không nên quá 30 phút, chỉ cần hơi đổ mồ hôi là có thể dừng lại.
Sở dĩ phải làm như vậy vì sức nóng từ việc ngâm chân sẽ được truyền đến toàn bộ cơ thể theo các mạch máu, trong đó đương nhiên trong đó có não. Nếu ngâm chân nước nóng quá lâu, lượng máu cung cấp lên não sẽ không đủ gây ra triệu chứng chóng mặt, tức ngực.
Ngâm chân tưởng chừng đơn giản nhưng cách thực hiện lại rất đặc biệt. Nếu bạn muốn tận hưởng cảm giác thoải mái khi ngâm chân nước nóng và không ảnh hưởng đến sức khỏe thì đừng mắc sai lầm đã nhắc ở trên.
Lá lốt tươi thường được dùng trong chế biến món ăn, nhưng đây cũng là một trong những dược liệu vô cùng quý giá cả khi bạn dùng để ngâm chân.
Nguồn: [Link nguồn]