Mùa hè uống nước đỗ đen để giải nhiệt cần nhất điều này, 3 trường hợp được khuyến cáo không nên dùng
Uống nước đỗ đen tốt nhất nên dùng đỗ đen đã rang chín. Không dùng thay nước lọc, chỉ nên uống khoảng 200ml -250 ml, tương đương với một cốc nước thủy tinh trong 1 ngày.
Thời tiết nắng nóng, nhiều người có thói quen đun đỗ đen dùng thay nước uống hàng ngày. Hiện tại, chưa có ghi nhận nào cho thấy ăn nhiều đậu đen sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà mọi người lạm dụng ăn thường xuyên.
Theo y học cổ truyền, đậu đen là một loại dược liệu có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, bổ huyết, trừ phong, thanh thấp nhiệt, hạ khí, lợi tiểu, giải độc, tiêu khát.
Theo y học hiện đại, đậu đen có glucid 53%, protein 24%, lipid 1,7%, các vitamin A, B1, B2, PP, C; giàu acid amin: lysin, tryptophan, phenylalanin, threonin, valin, leucin, isoleusin, arginin, histidin; các nguyên tố vô cơ: Ca, P, Fe…
Uống nước đỗ đen tốt nhất nên dùng đỗ đen đã rang chín. Ảnh minh hoạ
Với những thành phần dinh dưỡng trên, đỗ đen rất tốt khi dùng để bồi bổ cơ thể và giải nhiệt ngày hè. Song, dựa vào đó, nhiều người dùng nước đỗ đen để thay nước lọc hàng ngày về lâu dài là không tốt.
Uống nước đỗ đen bao nhiêu là đủ?
Theo các chuyên gia, uống nước đỗ đen tốt nhất nên dùng đỗ đen đã rang chín. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm đỗ đen qua đêm để hạt nảy mầm. Theo như nghiên cứu, thì quá trình đậu đen nảy mầm sẽ tăng tỷ lệ dinh dưỡng lên gấp đôi. Như vậy, ngâm đậu đen trước khi nấu không chỉ để rút ngắn thời gian đun nấu, đậu mềm dễ tiêu hoá mà còn có thể sinh ra nhiều dưỡng chất hơn.
Chỉ nên uống khoảng 200ml -250 ml tương đương với một cốc nước thủy tinh trong ngày. Trong một số trường hợp như đang điều trị tiểu đường, giải nhiệt chỉ nên uống mức từ mức 200ml/ ngày rồi tăng dần đến mức cao nhất, tương đương 30-40% lượng nước nạp vào cơ thể hàng ngày. Đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì giảm lượng so với người lớn, trên 6 tuổi thì dùng được như mức với người lớn.
Với người bình thường, mỗi ngày uống 1 cốc nước đỗ đen (200ml) có pha mật ong vào buổi sáng sớm sẽ vô cùng tốt cho sức khỏe.
Nhiều người chọn cách nuốt sống đỗ đen với hy vọng để chữa bệnh. Tuy nhiên đỗ đen khô rất cứng, nếu ăn sống dễ gây nguy hiểm như rối loạn tiêu hóa, gây đau dạ dày… Thực tế đã có nhiều người phải nhập viện vì nuốt đậu đen sống chữa bệnh. Vì vậy tuyệt đối không nên sử dụng đỗ đen bằng cách này.
Ảnh minh hoạ
Ngoài ra, không uống nước đỗ đen trong các trường hợp sau:
Không cho đường vào nước đỗ đen rang
Cho đường vào nước đậu đen rang sẽ làm tăng đường huyết, gây tích mỡ, thừa cân và béo phì. Chính vì vậy, tốt nhất không nên cho đường vào thức uống này. Với những người lao động chân tay thì có thể thêm ít muối để tăng tính điện giải.
Không dùng khi đang uống thuốc
Đậu đen có tác dụng giải độc nhờ chứa các loại photpho hữu cơ, protein, các kim loại nặng có thể kết hợp thành các chất kết tủa. Với những người đang uống thuốc, nếu dùng ăn đậu đen có thể làm các thành phần trong đậu phản ứng với các thành phần của thuốc, từ đó làm giảm tác dụng của thuốc chữa bệnh.
Không dùng khi đang tiêu chảy, viêm đại tràng
Những người mắc bệnh viêm đại tràng, đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy, tiêu hóa kém không nên dùng. Điều này bởi vì đậu đen nổi tiếng với tính mát, sẽ khiến tình trạng thêm trầm trọng.
Ngoài ra, do hàm lượng protein trong đậu đen cao nên trẻ em, người lớn tuổi hay người có thể trạng yếu nên hạn chế dùng vì sẽ khó tiêu thụ hết lượng protein trong thực phẩm này, từ đó gây ra vấn đề về tiêu hóa, đau bụng, đầy bụng.
Ảnh minh hoạ
4 công dụng của đỗ đen với sức khoẻ
Giúp thanh lọc cơ thể
Mỗi ngày uống nước đậu đen để thanh lọc cơ thể. Dùng từ 20 đến 40g đậu đen để nấu chè hoặc nấu thành nước để uống, kèm thêm chút gừng để kích thích vị giác khi uống.
Giúp giải rượu, chữa nhức xương
Đem đậu đen nấu với nước dừa xiêm uống 2 lần/tháng để có bộ xương chắc khỏe hơn, đồng thời việc này cũng hỗ trợ chứng nghiện rượu, giải rượu.
Đối với người đau nhức xương, chỉ cần dùng 200g đậu đen sao vàng rồi ngâm rượu, uống cách 2 ngày 1 chén nhỏ điều độ để chữa đau nhức xương.
Chữa tiểu dắt, táo bón
Đem ninh nhừ đậu đen với tỏi đập dập. Uống nước đậu đen với tỏi này vào sáng sớm, uống trong thời gian 15 ngày để thanh nhiệt, thanh lọc cơ thể, làm cơ thể mát lên giảm được việc táo bón, tiểu dắt.
Với công dụng chữa tay chân mỏi yếu, râu tóc trở nên bạc sớm chỉ cần lấy 50g đậu đen chưng cách thủy với 300g hà thủ ô đỏ trong vòng 2-3 giờ. Có thể tán ở dạng bột rồi mỗi ngày uống 5g.
Chữa bệnh đau đầu, mất ngủ
Sao 3 phần đậu đen cho tới khi có khói rồi ngâm vào 5 phần rượu trong 7 ngày (đậy nắp kín) rồi sau đó đem ra uống để chữa chứng đau đầu.
Đối với người bị mất ngủ, dùng đậu đen rang nóng rồi cho vào một vỏ gối màu đen đem kê đầu, khi nguội lại thay lượt đậu đen khác.
Lưu ý: đỗ đen có tính mát nên không dùng cho người bị hư hàn (loét hành tá tràng, dễ tiêu chảy, tiêu chảy mạn), chân tay lạnh, sợ lạnh. Những người bị bệnh này nếu ăn nhiều đậu đen sẽ càng làm cho bệnh nặng hơn, khó điều trị dứt điểm.
Nguồn: [Link nguồn]
Nước đỗ đen tốt cho sức khỏe nhưng không dành cho những nhóm người này bởi uống vào dễ gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, việc sử dụng nước đỗ đen có liều lượng thế...