Mùa hè có thể nguy kịch vì ngộ độc thực phẩm nếu bạn bỏ qua những điều tưởng nhỏ này?

Mới đây bệnh viện đa khoa Tuyên Quang đã tiếp nhận 25 bệnh nhân ngộ độc thực phẩm. Theo chuyên gia, nắng nóng kéo dài mùa hè, tình trạng ngộ độc thực phẩm nhiều hơn. Mọi người có thể nguy kịch vì ngộ độc thực phẩm nếu không chú ý đến những điều tưởng nhỏ nhặt sau.

Ngộ độc thực phẩm tập thể có thể gia tăng ngày hè

Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang vừa rồi đã tiếp nhận liên tiếp 25 bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm. Các bệnh nhân vào viện đều có các triệu chứng buồn nôn, đau bụng, đi ngoài phân lỏng… Sau khi vào viện, các bệnh nhân đã được cấp cứu nhanh chóng, điều trị bằng truyền dịch, truyền kháng sinh, bù nước điện giải… May mắn, các bệnh nhân đã ổn định. Một số bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng giảm nhưng cần tiếp tục điều trị theo dõi thêm.

Ảnh minh họa ngộ độc thực phẩm

Ảnh minh họa ngộ độc thực phẩm

Trong thực tế, trong ngày hè, các vụ ngộ độc tập thể xảy ra nhiều hơn. Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và công nghệ Thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho rằng, thời tiết mùa hè gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm nhiều hơn. Nguyên nhân là do trong mùa hè nhiệt độ cao làm thức ăn dễ bị ôi thiu, biến chất. Đây là điều kiện rất lý tưởng để các vi sinh vật gây bệnh phát triển. Những vi khuẩn gây bệnh được phát hiện nhiều nhất trong thực phẩm không bảo đảm an toàn, đó là vi khuẩn đường ruột Salmonella, vi khuẩn E.coli… Chỉ cần sơ suất nhỏ trong chế biến, bảo quản thực phẩm không tốt là vi khuẩn phát triển gây ngộ độc thực phẩm.

Đặc biệt, tỷ lệ nguy cơ bị ôi thiu, vi khuẩn xâm nhập cao hơn ở những thực phẩm có nguồn gốc động vật, giàu đạm, dầu như thịt, hải sản, cá, sữa… Cho nên trong ngày hè, mọi người cần chú ý đến bảo quản. Ngoài ra, quá trình lựa chọn nguyên liệu thực phẩm không bảo đảm nguồn gốc, tồn dư hóa chất độc hại từ khi thu hoạch cũng là mối nguy ngộ độc.

Tránh bỏ qua những điều tưởng nhỏ dưới đây

Để bảo đảm tránh ngộ độc thực phẩm, đặc biệt trong ngày hè, Cục An toàn thực phẩm đã đưa ra nguyên tắc "vàng" bảo đảm an toàn, thực phẩm theo Tổ chức Y tế khuyến cáo. Đó là cần lựa chọn mua, sử dụng thực phẩm còn tươi, có nhãn mác và cần lưu ý kiểm tra xem hạn sử dụng của sản phẩm; Khi chế biến thực phẩm cần bảo đảm vệ sinh tay, dụng cụ ăn uống, chế biến; sử dụng nguồn nước sạch, bảo quản thực phẩm đảm bảo vệ sinh. Tốt nhất là nên ăn chín, uống sôi và ngay khi thức ăn vừa được nấu chín ăn ngay…

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, mùa hè có thể nguy kịch vì ngộ độc thực phẩm nếu bạn không chú ý đến những điều tưởng nhỏ này:

+ Đảm bảo việc giữ gìn vệ sinh đúng cách

Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản để đảm bảo sức khỏe và trong những ngày hè càng cần phải chú ý hơn. Việc vệ sinh sạch sẽ, rửa tay chân trước và sau mỗi bữa ăn, bảo đảm vệ sinh khi chế biến thực phẩm là cách "cắt nguồn lây bệnh" tốt nhất.

+ Dùng tủ lạnh bảo quản thực phẩm đúng cách

Thực phẩm được bảo quản trong tủ lạnh được làm chậm sự biến chất của thực phẩm, hạn chế sự phát triển của vi sinh vật do cơ chế giảm nhiệt độ và độ ẩm. Khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh nên để nhiệt độ ở khoảng 5 độ để đảm bảo thực phẩm không bị hư hỏng. Tránh trữ quá nhiều thực phẩm vì không khí không được lưu thông sẽ làm thực phẩm nhanh hỏng, biến chất. Và tránh làm gia tăng ô nhiễm thực phẩm với cách để lẫn thực phẩm chín với thực phẩm sống.

+ Thực phẩm ăn còn thừa đun kĩ lại trước khi ăn

Nhiều người có thói quen bỏ thức ăn ở trong tủ lạnh ra là ăn ngay. Điều này rất không tốt. Thức ăn trước khi ăn cần đun kĩ lại tránh cho vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản thực phẩm. Đun kĩ thực phẩm ở nhiệt độ ít nhất là 70 độ C.

+ Hạn chế ăn uống ngoài đường

Thức ăn ngoài đường thường không đảm bảo vệ sinh lại thêm thời tiết nóng nực ngày hè thuận lợi cho mầm bệnh sinh sôi. Hạn chế ăn uống ngoài đường là tốt nhất.

+ Không tự ý dùng thuốc khi có triệu chứng

Điều quan trọng để phòng chống ngộ độc thực phẩm, ngoài việc người tiêu dùng cần nắm những kiến thức cơ bản trong đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống đòi hỏi trách nhiệm của những nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm này.

Trong trường hợp không may bị ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng như trên là buồn nôn, đau bụng… cần đến cơ sở y tế sớm. Không nên tự ý dùng thuốc. Nếu đến muộn, cơ thể mất nước, nhiễm độc nặng có thể dẫn tới suy đa tạng, nguy hiểm tính mạng.

Tưởng là đặc sản, nhiều người ngộ độc vì ăn nhầm con so biển

Con so và con sam có hình thù giống nhau nên nhiều người mua về ăn và dẫn đến ngộ độc nặng. Các chuyên gia y tế cảnh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà My ([Tên nguồn])
Ngộ độc thực phẩm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN