Mùa hè, có dấu hiệu này cần khám gan càng sớm càng tốt nếu không muốn bệnh nặng hơn
Thực tế cho thấy, mệt mỏi, chán ăn... có nhiều nguyên nhận nhưng, nhưng có thể cảnh báo bạn đang gặp vấn đề.
Bệnh gan là kẻ giết người thầm lặng, bởi nó không có triệu chứng rõ ràng. Nhiều người cho rằng cứ vàng da, vàng mắt thì mới là biểu hiện của bệnh gan. Tuy nhiên đến lúc này thì gan đã tổn thương trên 50% rồi.
Vì vậy, bạn cần chú ý nhận biết, phát hiện sớm những dấu hiệu liên quan tới bệnh lý ở gan. Nếu thấy những dấu hiệu điển hình dưới đây thì cần đến các cơ sở y tế sớm để được thăm khám, điều trị kịp thời.
Ảnh minh họa
6 dấu hiệu cảnh báo bệnh gan, cần được khám sớm
Cơ thể nổi mụn nhọt, mề đay
Một dấu hiệu gan nhiễm độc khác là tình trạng ngứa ngáy, nổi mụn nhọt, mề đay. Cụ thể, gan khi đã bị suy giảm về chức năng kèm theo đó là chất độc tích tụ tại một chỗ dẫn đến dấu hiệu bộc lộ rõ ràng như: nổi vết mẩn đỏ lan rộng, cảm giác ngứa râm ran.
Cảm giác chán ăn, mệt mỏi
Thực tế cho thấy, mệt mỏi, chán ăn có nhiều nguyên nhận nhưng, nhưng có thể cảnh báo bạn đang gặp vấn đề. Bởi gan là bộ phận quan trọng và đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể. Khi gan bị bệnh (viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan...), các chức năng của nó bắt đầu suy giảm khiến cho việc chuyển hóa và tổng hợp chất dinh dưỡng bị ảnh hưởng. Từ đó năng lượng được phân giải cũng sụt giảm đáng kể dẫn tới tình trạng cơ thể bị mất nước, mệt mỏi, không còn cảm giác muốn ăn, thèm ăn và kiệt sức không thể làm bất cứ việc gì.
Hơi thở phát ra mùi hôi
Phát ra mùi hôi khi thở ngay cả khi đã vệ sinh răng miệng cẩn thận thì rất có thể đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe lá gan của bạn đang không được tốt. Vùng gan bị tổn thương làm ứ đọng các khí có trong khoang miệng như là khí dimethyl sulfide, acetone, 2-butanone and 2-pentanone... dẫn đến mùi hôi khó chịu ở hơi thở.
Đau tức hạ sườn phải
Người có dấu hiệu gan nhiễm độc sẽ có cảm giác đau tại vùng thượng vị hay mạn sườn phải. Khi đó, tế bào gan bị sưng khiến cho lớp vỏ Gibson's Capsule bao quanh mô gan (nơi có nhiều dây thần kinh) bị kéo căng ra, gây đau đớn. Bên cạnh đó, gan nhiễm độc còn dẫn tới chức năng của túi mật bị rối loạn, vùng bụng khi ấn nhẹ có cảm giác hơi đau tức.
Rối loạn tiêu hóa
Ngoài chức năng thải độc, gan còn sản xuất ra dịch mật để tiêu hóa thức ăn. Nhưng khi gan đã nhiễm độc và chức năng bị suy giảm sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa và xuất hiện các triệu chứng: chán ăn, bụng đầy hơi, khó tiêu, khi ăn thấy buồn nôn, táo bón,...
Dấu hiệu vàng da, vàng mắt
Nếu để tình trạng gan nhiễm độc kéo dài không chữa trị sẽ dẫn đến sắc tố bilirubin tích tụ lại trong máu người bệnh. Lượng chất này có thể ngấm vào mô da và làm cho chúng chuyển thành màu vàng.
Ảnh minh họa
4 lưu ý để phòng bệnh cho gan
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh, tập thể dục và ăn một chế độ ăn uống lành mạnh có hàm lượng protein và chất xơ cao, giảm lượng đường.
- Chỉ dùng thuốc theo toa và các loại thuốc không theo toa khi cần thiết. Uống thuốc theo đúng chỉ dẫn, không uống quá liều lượng ngay cả khi triệu chứng bệnh chưa được cải thiện.
- Cẩn trọng với các loại thảo mộc và thực phẩm chức năng. Đừng bao giờ nghĩ rằng một sản phẩm tự nhiên sẽ không gây tác dụng phụ. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng thảo dược hay thực phẩm chức năng.
- Không uống rượu khi đang điều trị bệnh bằng thuốc, vị sự kết hợp của rượu và thuốc có thể gây nên những tai biến cực kỳ nghiêm trọng với sức khỏe. Nếu bạn đang dùng acetaminophen tuyệt đối không được sử dụng bất kỳ loại đồ uống có cồn nào. Đồng thời, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ và phản ứng của thuốc và rượu trước khi sử dụng.
- Nếu bạn làm việc trong môi trường có hóa chất độc hại, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ phơi nhiễm.
Gan của mỗi người không ngừng hoạt động. Nó có hàng trăm công việc, bao gồm lọc các chất độc ra khỏi máu, cân bằng các vi chất dinh dưỡng vĩ mô và vi lượng, điều chỉnh...
Nguồn: [Link nguồn]